Dư nợ cấp tín dụng các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm
Nhiều tổ chức tín dụng, trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước, đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh. Ảnh: Innsofmonterey.
Nhiều tổ chức tín dụng, trên cơ sở quy định của Ngân hàng Nhà nước, đã chủ động hợp tác, tiếp nhận các nguồn vốn xanh, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế để xây dựng quy chế nội bộ thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho một số hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm. Tính đến ngày 31/3, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 637.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của hệ thống tổ chức tín dụng tăng trưởng đều qua các năm, đến nay đạt khoảng 2,9 triệu tỉ đồng, tương đương hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, công tác xây dựng hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của ngành ngân hàng hiện nay khá ổn định, đầy đủ. Những kết quả trên đã thể hiện thông điệp mạnh mẽ về trách nhiệm của ngành ngân hàng đối với công tác bảo vệ môi trường, tăng cường khả năng quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng trước rủi ro về môi trường, biến đổi khí hậu, hướng hoạt động ngân hàng Việt Nam ngày càng tiệm cận với các quy chuẩn, thông lệ quốc tế về thực hành ESG. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện Thông tư thể hiện thông điệp mạnh mẽ tài chính bền vững, đồng thời, nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Bên cạnh đó, các giải pháp triển khai của ngành ngân hàng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình xanh hóa hoạt động ngân hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, thân thiện với môi trường; giúp nâng cao nhận thức và thực thi các quy đinh về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực từ hệ thống ngân hàng, từ đó điều chỉnh hành vi tiến tới thực hành các tiêu chuẩn ESG, xanh hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại buổi lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam. Ảnh: NHNN. |
Về kế hoạch của ngành ngân hàng trong thực hành ESG thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường quản lý rủi ro môi trường, xã hội và rủi ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn lực để tài trợ vốn cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh, các dự án mô hình kinh tế góp phần thực hiện các yêu cầu về đổi mới mô hình tăng trưởng quốc gia, phát thải thấp.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực tham gia các Diễn đàn trong nước và quốc tế về tín dụng xanh, ngân hàng xanh, thực hành ESG và tăng trưởng bền vững; đồng thời thúc đẩy các hoạt động truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức và chất lượng của nguồn nhân lực ngành ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu triển khai về thực hành ESG cũng như các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
“Mở khóa” đầu tư xanh Đông Nam Á
Nguồn Theo Ngân hàng Nhà nước
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
Surajit Rakshit
-
Việt Phong (Tổng hợp)
-
Hằng Nguyễn