Hủy
Phát triển bền vững

Ngoại trưởng Tuvalu đứng giữa vùng nước biển phát biểu về biến đổi khí hậu

Sơn Mai Thứ Ba | 09/11/2021 15:40

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra từ ngày 31/10 đến 1211 tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Ảnh: COP26.

 
 
Ngoại trưởng Tuvalu Simon Kofe đã ghi hình bài phát biểu trước Hội nghị COP26 khi đứng giữa khu vực nước biển dâng cao tới đầu gối.

Đây được cho là hành động nhằm nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến đảo quốc Tuvalu. Theo Đài CNN ngày 8/11, hình ảnh ông Kofe mặc áo vest, thắt cà vạt với ống quần xắn lên trong khi ghi hình được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của cư dân mạng trước cuộc chiến chống nước biển dâng tại Tuvalu.

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra từ ngày 31/10 đến 1211 tại thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.

"Tuyên bố được đưa ra tại COP26 sẽ cho thấy tình hình thực tế Tuvalu đang đối mặt do tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, nhấn mạnh hành động mạnh mẽ mà Tuvalu đang thực hiện để giải quyết vấn đề cấp bách là di chuyển người dân khi biến đổi khí hậu", ông Kofe nói qua video gửi tới COP26.

Ảnh:TL.
Ngoại trưởng Tuvalu Simon Kofe ghi hình bài phát biểu trước Hội nghị COP26 khi đứng giữa khu vực nước biển dâng cao tới đầu gối. Ảnh: FB.

Một quan chức Chính phủ Tuvalu cho biết Đài truyền hình TVBC đã quay đoạn video trên tại đảo Fongafale thuộc thủ đô Funafuti, Tuvalu. Dự kiến, video này sẽ được trình chiếu tại COP26 vào ngày 9/11, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo trong khu vực kêu gọi hành động quyết liệt hơn để hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu.

Nhiều nước gây ô nhiễm nhất trên thế giới đã cam kết cắt giảm lượng phát thải carbon trong những năm tới, trong đó một số nước hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, các lãnh đạo của các quốc đảo tại Thái Bình Dương đã kêu gọi hãy hành động ngay lập tức.

COP26 - với sự tham dự của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và hơn 120 nhà lãnh đạo các nước - có mục tiêu là giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C và tránh những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Trung Quốc từ chối tăng cường "cứu hành tinh" dù là nước đang gây ô nhiễm nhất thế giới


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới