Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 4,3 tỉ USD trong thập niên tới do thiên tai
Ảnh: TCDL.
Tại Hội nghị COP 27 vừa diễn ra tại Ai Cập, Đoàn Việt Nam đã gửi Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022 đến Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
Theo NDC 2022, với dải ven biển có chiều dài 3.260km và các vùng biển hải đảo, Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro, tác động tiềm tàng liên quan đến BĐKH và nước biển dâng. Rủi ro sẽ gia tăng đối với các vùng đồng bằng và ven biển, đặc biệt là các đô thị ven biển do mật độ dân cư cao, quy hoạch đô thị/không gian chưa tính đến tác động của BĐKH. Nếu không có các giải pháp thích ứng hiệu quả, thiệt hại kinh tế sẽ vào khoảng 4,3 tỉ USD trong 10 năm tới.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Thiệt hại trực tiếp đối với tài sản công và tư khoảng 2,4 tỉ USD/năm (tương đương 0,8% GDP) do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hơn nữa, nếu tính theo chi phí suy thoái môi trường nói chung, thiệt hại do BĐKH được ước tính khoảng 10 tỉ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP.
Thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Đồ họa: Tổng cục Phòng chống thiên tai |
Tương ứng với mức nhiệt độ tăng 1oC và 1,5oC, các chuyên gia cảnh báo, nền kinh tế Việt Nam có thể chịu tổn thất lần lượt chiếm khoảng 1,8% GDP và 4,5% GDP, tập trung vào những khu vực, lĩnh vực có mức độ rủi ro thiên tai lớn.
Nếu nước biển dâng và nhiệt độ tăng lên theo kịch bản xấu nhất, ước tính đến năm 2050, Việt Nam có khoảng 3,1 triệu người phải di cư nội địa. Mức độ rủi ro do lũ lụt của khu vực đô thị dự kiến sẽ tăng lên 7%. Ước tính tổn thất về nhà cửa do bão, lũ lụt liên quan đến biến đổi khí hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 là 2,1 tỉ USD, gia tăng 11% so với hiện tại.
Năng suất lúa và ngô của Việt Nam có thể giảm lần lượt là 8,8% và 18,7% vào năm 2030 và 15,1% và 32,9% vào năm 2050. Nếu nước biển dâng 100cm, 32,2% diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu năng suất và diện tích trồng lúa được giữ nguyên, Việt Nam có nguy cơ mất 21,4% sản lượng lúa vào năm 2100.
Trong khí đó, mực nước biển dâng 100 cm cũng sẽ khiến hầu hết các khu công nghiệp ven biển của Việt Nam bị ngập từ 10% - 67% diện tích.
Có thể bạn quan tâm:
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
Surajit Rakshit
-
Việt Phong (Tổng hợp)
-
Hằng Nguyễn
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hải Đăng