Hủy
Phát triển bền vững

Yêu cầu cấp thiết của chứng chỉ PEFC tại Việt Nam

Thứ Sáu | 04/07/2025 17:23

 
 
Thực hành lâm nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á: Yêu cầu cấp thiết của chứng chỉ PEFC tại Việt Nam và bài học từ APRIL.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn chú trọng việc cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bảo vệ môi trường. Một trong những vấn đề cấp bách nhất là quản lý tài nguyên rừng của đất nước, vốn đang bị đe dọa bởi sự mở rộng nông nghiệp, khai thác gỗ trái phép và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khi thế giới vẫn đang đau đầu với biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, Việt Nam đang dần xây dựng một hướng đi mới về bảo tồn, phục hồi và xây dựng trách nhiệm với tài nguyên rừng.

Cốt lõi của sự thay đổi này nằm ở cam kết của quốc gia về quản lý rừng bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon, bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ sinh kế cho hàng triệu người. Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ Rừng (PEFC), cung cấp khuôn khổ và hệ thống để xác minh rằng rừng được quản lý theo cách cân bằng các nhu cầu sinh thái, xã hội và kinh tế, đảm bảo rừng khỏe mạnh và đủ năng suất cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Ngành công nghiệp sản xuất giấy, vốn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ gỗ, nằm tại một giao điểm nhạy cảm giữa tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường. Các hoạt động không bền vững của ngành thời kỳ trước đã dẫn đến suy thoái rừng, nhưng ngày nay, các công ty hàng đầu đang áp dụng nhiều phương pháp chuyển đổi mới như Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ Rừng (PEFC).

PEFC là một trong những tổ chức cung cấp chứng chỉ rừng lớn nhất thế giới, với khoảng 300 triệu ha rừng được chứng nhận trên toàn cầu. PEFC hoạt động độc lập, bao gồm các hệ thống chứng nhận rừng quốc gia và các tổ chức quốc tế, cung cấp các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững và chuỗi tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, đặc biệt hướng đến quản lý rừng bền vững. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 50 của PEFC vào năm 2019.

Tại Diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025 gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Môi Trường, PEFC giúp đảm bảo hơn 75% khả năng truy xuất nguồn gốc từ nguồn đến sản phẩm, với tốc độ tăng trưởng hai chữ số về nhu cầu đối với các sản phẩm được chứng nhận PEFC trên toàn cầu và giảm đáng kể các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp tại các khu vực tuân thủ PEFC.

Trong số các công ty tư nhân tham gia Diễn đàn, APRIL Group được chú ý vì sự gắn kết sâu sắc với cộng đồng địa phương. Thông qua quan hệ đối tác bảo tồn cộng đồng sáng tạo, APRIL hỗ trợ các chương trình sinh kế nông nghiệp bền vững, cũng như các sáng kiến ​​bảo tồn và tái trồng rừng mang lại tác động lâu dài.

Ông Aldo Joson, Trưởng phòng Hoạt động Phát triển Bền vững tại Tập đoàn APRIL, cho biết: “Cơ chế phát triển bền vững nội bộ của chúng tôi, với việc phân bổ nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát triển xã hội một cách liên tục, kết hợp trách nhiệm giải trình tài chính với sự tham gia của cộng đồng, đã tạo ra hàng nghìn hecta rừng do cộng đồng bảo tồn, tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua nông lâm kết hợp bền vững và các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý rừng ngay từ khi còn nhỏ.”


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới