Hủy
Phong Cách Sống

Bảo Ninh và nỗi buồn không phải của chiến tranh

Thứ Tư | 30/10/2013 11:03

 
 
Người đọc sẽ gặp lại tác giả "Nỗi buồn chiến tranh" ở một diện mạo khác.

Truyện ngắn Bảo Ninh buồn, ảm đạm, không hẳn vì kể chuyện chiến tranh. Có những truyện hầu như không thấy bóng dáng chiến tranh, mà là đời sống ở một đô thị bắt đầu trỗi dậy (Hà Nội) thời mấy chục năm trước.

Bảo Ninh cũng là một nhà văn hay viết về Hà Nội và đề tài đô thị thời bình, có thể khẳng định nhưvậy bất chấp tên tuổi ông có lẽ gắn liền với đề tài chiến tranh/hậu chiến vì mức độ nổi tiếng củacuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.


Nhà văn Bảo Ninh
Bảo Ninh ở một diện mạo khác

Bảo Ninh - Những truyện ngắn có bìa đơn giản, nổi bật nhấtlà chữ Bảo Ninh cỡ lớn, màu đỏ tươi được mạ bóng. Cuốn sách không cần cách "chào mời" nào khác, têntác giả chính là lý do người đọc tìm đến.

Đây là tuyển tập dày dặn, gồm 36 truyện ngắn của tác giả Nỗi buồnchiến tranh, mà NXB Trẻ khẳng định là một tuyển tập khá đầy đủ những truyện hay và ấn tượngnhất của một trong những nhà văn lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Cũng lâu rồi ông không phát biểu trước công luận, ít thấy dự ra mắt sách. Có lẽ đó là cách ứng xửkhôn ngoan của một tác giả đã được công nhận về tầm vóc, có vị trí trong nền văn chương, và củanhững người cầm bút có thực tài nói chung.

Bảo Ninh viết không nhiều như nhiều nhà văn cùng thế hệ và cùng tầm khác, nhưng cũng không phải là"nhà văn một tác phẩm" (Nỗi buồn chiến tranh) như nhiềungười nhầm tưởng. Tập truyện ngắn này là một minh chứng.


Bìa cuốn Bảo Ninh - Những truyện ngắn

Sống và chỉ sống mà thôi

Trong văn Bảo Ninh nổi bật một Hà Nội hậu chiến. Một Hà Nội gần gần mà xa xa, thỉnh thoảng vẫn đượcnhắc lại đâu đó trong một bài hát, một triển lãm ảnh, một đoạn phim... Vậy còn trong văn? Bảo Ninhgóp một góc nhìn trầm lắng, phải nói là buồn, không thấy lạc quan, nếu nhìn vào kết cục của cácnhân vật.

Bảo Ninh viết về chiến tranh hay không về chiến tranh đều hướng ngòi bút vào các mối quan hệ tìnhcảm giữa con người, cá nhân nhưng không nhỏ nhặt và đòi hỏi sự quan sát tinh tường.

Trong Mắc cạn, hình ảnh thời bao cấp khốn khó được lồngvào chuyện của đôi vợ chồng bỏ nhau nhưng cuộc sống vẫn gắn chặt vào nhau: "Con người ta thuở ấycũng như con người ta muôn thuở chỉ lo sống, cứ thế sống, sống và chỉ sống mà thôi".

Trong Lối mòn dọc phố, Hà Nội khi loại bỏ phương tiện giaothông tàu điện là bối cảnh cho một mối tương giao kỳ lạ của người công chức nghèo và một cô gái đẹplạ lẫm trên một chuyến tàu đêm muộn màng: "Không còn tàu điện nữa. Đường ray đã bị bóc. Cái bộxương han gỉ, cái di tích sống động và tàn tạ của Hà thành cả một thế kỷ 20 đã thật sự chết rồi...Hàng ngày bám theo lối mòn giữa phố ấy, lòng tôi vẫn âm thầm ấp ủ một cuộc gặp gỡ không bao giờ còncó thể".

Tiếc là các truyện ngắn trong sách không được ghi kèm năm sáng tác để độc giả dễ liên tưởng vớihoàn cảnh xã hội. Thời điểm sáng tác, giả sử với những truyện ngắn có bối cảnh miền quê hoặc rừngnúi không quá quen thuộc của Nguyễn Huy Thiệp (Con gái thủy thần,Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ...) thì không quá cần thiết. Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử là thứ người taluôn tò mò tìm hiểu và so sánh.

Vật đổi sao dời

Tiếc là cả Bảo Ninh và những nhà văn tên tuổi cùng thế hệ với ông (từ sau Đổi mới đến nay) hiện cóphần mất nhịp với độc giả trẻ đương đại. Văn hay thì không cũ, ảnh đẹp cũng không cũ, nhưng rõ ràngcó những đề tài văn học hoặc nhiếp ảnh cũ theo thời gian. Chúng hơi trôi ra ngoài mối quan tâm củaxã hội đương đại, nắm giữ một vai trò thiêng liêng nhưng thiệt thòi là gợi về ký ức.

Những đặc điểm từng cực kỳ quen thuộc khiến đông đảo độc giả đồng cảm, nay trở thành lạ lẫm với thếhệ độc giả mới. Vật đổi sao dời. Văn về thời bao cấp, cũng như những triển lãm ảnh về Hà Nội thờibao cấp, chúng cuốn người ta vào hoài niệm khi thi thoảng xuất hiện trong đời sống nghệ thuật đươngđại, nhưng có vẻ không có nhiều mối liên quan với hiện tại và tương lai.

Tất nhiên, hiện tại nằm trong quá khứ và tương lai, nhưng dường như thế hệ nhà văn nào, thế hệ độcgiả đó. Những người đọc "chệch" thế hệ, thực sự hoài cổ, có lẽ ngày càng thu hẹp thành số ít.

Bảo Ninh - Những truyệnngắn, 570 trang, do NXB Trẻ ấn hành tháng 10/2013. Các truyện tiêu biểu: Mắc cạn, Bí ẩn của làn nước, La Mác-xây-e, Khắc dấu mạn thuyền, Lối mòndọc phố, Lan man trong lúc kẹt xe, Thời tiết của ký ức...

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiếntranh của ông (được dịch ra 19 thứ tiếng) hàng năm vẫn được tái bản dưới nhiều hình thức,với cả tên gọi khác Thân phận của tình yêu.

Nguồn Thể thao Văn hóa


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới