Giải bài toán tiết kiệm của giới trẻ
Làm thế nào để tiết kiệm nhiều hơn? Nguồn: CNBC
Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta tự đặt những câu hỏi rằng “tiền của mình đi đâu hết rồi”, “tại sao tôi làm mãi mà không có dư” hay “ tôi đã làm gì với số lương vừa nhận”...
Vậy mới thấy, việc đặt mục tiêu tiết kiệm thì dễ, nhưng có bao nhiêu trong số đó thực sự đạt mục tiêu ấy? Một nghiên cứu của Viện Chazen tại Columbia Business School chỉ ra rằng những người thực hiện được mục tiêu tiết kiệm đều nhận được sự ủng hộ nhất định cho mục tiêu tài chính của họ.
Các nhà nghiên cứu tại Columbia Business School đã nghiên cứu các khách hàng của các ngân hàng tại Chile. Đối tượng nghiên cứu là những doanh nhân điều hành các doanh nghiệp nhỏ và có xu hướng vay tiền thường xuyên. Vì những người này làm việc cho doanh nghiệp của mình, cách thức tự động trích tiền hàng tháng có vẻ không hiệu quả, do thu nhập của những người này không ổn định.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu tại Columbia đã nghiên cứu về các phương thức khác, giúp việc tiết kiệm được hiệu quả. Chiến thuật mà họ rút ra, có thể giúp bạn tích lũy được nhiều tiền hơn. Cụ thể như sau:
Nhận hỗ trợ nhóm
Bạn đã thấy rất nhiều trường hợp mọi người cùng lập nhóm để tập thể dục, thực hiện chế độ ăn kiêng,... để đạt mục tiêu chung. Vậy, có bao giờ bạn nghĩ đến việc lập nhóm để tiết kiệm hay chưa?
Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất được đề xuất những khoản tiết kiệm với lãi suất tăng từ 0,3% lên tới 5%.
Nhóm thứ 2 được đề xuất tham gia một chương trình, có đặt ra mục tiêu, giám sát và có những phần thưởng khuyến khích. Đối với nhóm này, lượng tiền gửi tiết kiệm đã tăng 3,7 lần so với số tiền ban đầu.
Nhóm được đề xuất mức lãi suất cao thì lượng tiền tiết kiệm được hầu như không thay đổi. Với nhóm này, ông Stephan Meier, Giáo sư Chiến lược kinh doanh tại Columbia Business School, cho biết các động lực trên không phải là vấn đề của nhóm bởi họ muốn tiết kiệm, nhưng cái khó là thực hiện.
Ông cho rằng, nhóm hỗ trợ tiết kiệm sẽ đạt được hiệu quả tiết kiệm cao hơn nhờ việc hiện thực hóa ý định, bằng cách luôn duy trì nhắc nhở rằng đó là mục tiêu hàng đầu của những người tham gia.
Nếu bạn muốn tập hợp một nhóm để giúp tiếp tục đạt được mục tiêu của mình, bạn cần đảm bảo rằng nó bao gồm những người có hoàn cảnh tương tự, ông Meier nói. Nếu như bạn ở chung nhóm với những người giàu có và mục tiêu chỉ là để tiết kiệm thêm, thì việc đó dễ gây nản lòng hơn là có lợi, ông Meier chia sẻ thêm.
Tự động nhắc nhở
Trong một nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu đặt ra để xem liệu việc tự động nhắc nhở qua tin nhắn văn bản có thể thu được kết quả hay không?
Điều đó có thể bao gồm một tin nhắn được gửi trực tiếp đến người tham gia để nhắc nhở họ về các mục tiêu tiết kiệm của họ. Nó cũng có thể bao gồm các tin nhắn cập nhật cho bạn bè hoặc gia đình để cho họ biết nếu bạn đang hoặc không đạt được mục tiêu của mình.
Ông Stephan Meier chia sẻ, hóa ra chỉ cần bạn nhận được một tin nhắn văn bản thì cũng đã có hiệu quả. Đây là thông tin phản hồi, gợi nhắc, đảm bảo rằng bạn luôn nghĩ về nó, và đó là mẹo để mọi người cam kết với những kế hoạch của chính bản thân mình. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi những tin nhắn đó dừng lại, tiền tiết kiệm đã giảm.
Tuy nhiên, ông Meier cũng chia sẻ thêm bạn nên lập một kế hoạch nhắc nhở phù hợp, bởi nếu bạn nhận được 500 lời nhắc mỗi ngày thì có lẽ nó không hiệu quả lắm, ông Meier cho biết.
Nguồn Theo CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn