Hủy
Sự kiện - Doanh nghiệp

Đâu là giải pháp "tái sinh" tòa nhà hiện hữu với chi phí hợp lý?

Thứ Sáu | 20/12/2024 11:00

Lượng khí thải carbon của Kallang Pulse giảm 1.650 tấn mỗi năm, tương đương với 353 ô tô (2,0cc) không lưu thông trên đường

 
 
Xây dựng và phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu trong tiến trình Net-zero năm 2050.

Thay vì tiêu tốn tài nguyên và chi phí cho việc gỡ bỏ các tòa nhà hiện hữu để xây mới, chuyên gia bền vững hàng đầu thế giới gợi ý những giải pháp tối ưu hơn nhờ ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

‘Bình cũ rượu mới’ cho tòa nhà Kallang Pulse tại Singapore

Tòa nhà Kallang Pulse, trụ sở chính của Schneider Electric tại Singapore, là minh chứng sống cho khả năng tiên phong trong việc cải tạo và nâng cao giá trị bền vững của các công trình hiện hữu. Đây là tòa nhà có tuổi thọ 25 năm, mang sứ mệnh biến đổi thành một công trình Zero Energy (không phát thải).

Để đạt được mục tiêu này, Schneider Electric đã thực hiện hàng loạt giải pháp. Trong đó, sử dụng 100% năng lượng từ nguồn tái tạo là yếu tố quan trọng nhất, bao gồm việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời và mua điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này đảm bảo rằng toàn bộ năng lượng sử dụng tại tòa nhà đều đến từ các nguồn sạch, giúp giảm phát thải carbon một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp đã lắp đặt hơn 5.000 cảm biến và thiết bị IoT như MasterPact MTZ, PowerTag… để giám sát và tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà. Đặc biệt, tòa nhà cũng được tích hợp hệ sinh thái EcoStruxure để quản lý, đánh giá và phân tích quá trình vận hành một cách tốt nhất. Đơn cử, giải pháp quản lý thiết bị và cơ sở vật chất EcoStruxure Asset Advisor cung cấp khả năng dự đoán và giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở thành sự cố nghiêm trọng, giảm thiểu rủi ro về an toàn, giảm thiểu thời gian ngừng vận hành và chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị.

Việc áp dụng các giải pháp thông minh đã giúp tòa nhà Kallang Pulse trở thành tòa nhà phát triển hỗn hợp đầu tiên tại khu công nghiệp cũ ở Singapore đạt được chứng nhận cao nhất Green Mark Platinum từ Cơ quan Xây dựng Singapore (BCA) năm 2023. Khẳng định rằng, xanh hóa và phát triển bền vững không phải là đặc quyền của các công trình mới mà hoàn toàn có thể thực hiện đối với các tòa nhà hiện hữu.

Thêm ‘xanh’ mà không xây mới với giải pháp 4.0

Chứng nhận Green Mark không chỉ có giá trị tại Singapore mà còn trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia khác, bao gồm Việt Nam. Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Việt Nam hiện có trên 514 công trình được cấp chứng nhận xanh, bao gồm EDGE, LEED và Green Mark, trong đó phân khúc nhà ở chiếm hơn 39,36%. Tỉ trọng này cho thấy những doanh nghiệp muốn đi xa trong lĩnh vực bất động sản cần thích ứng ‘luật chơi mới’ về cam kết giảm phát thải, công nghệ là chìa khóa giải mã.

Công nghệ và số hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xanh hóa các công trình xây dựng, tiến tới mục tiêu phát thải bằng không
Công nghệ và số hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xanh hóa các công trình xây dựng, tiến tới mục tiêu phát thải bằng không.

Chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc thực hiện cam kết giảm phát thải ngành xây dựng, ông Đặng Nguyễn Ngữ, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam, khẳng định với sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng áp dụng các giải pháp xanh hóa công trình tương tự như tòa nhà Kallang Pulse. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh bước đầu cần tập trung vào những giải pháp tối ưu năng lượng để vận hành tòa nhà một cách hiệu quả.

 “Việc làm mới (RETROFIT) các tòa nhà hiện hữu là rất quan trọng, vì chúng sẽ tồn tại đến năm 2050, mốc đạt mục tiêu phát thải bằng không. Thay vì đập bỏ để xây mới, chúng ta nên tập trung xanh hóa các tòa nhà sẵn có”, ông Nguyễn Ngữ cho biết.

 Điện 4.0 là giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng và quản lý toàn diện.
Điện 4.0 là giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng và quản lý toàn diện.

Là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về điện hóa, tự động hóa và số hóa, Schneider Electric đã đóng góp tích cực vào xu hướng công trình xanh thông qua các giải pháp đột phá. Trong đó, nổi bật là mô hình Điện 4.0 với giải pháp IoT Ecostruxure. Đây là nền tảng tích hợp các thiết bị phần cứng như đồng hồ điện, máy cắt, tủ trung thế được kết nối và truyền tải thông tin, biến năng lượng từ trạng thái “vô hình” thành “hữu hình”, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng và quản lý toàn diện hơn.

Ngoài ra, Schneider Electric còn có giải pháp như quản lý năng lượng (PME) và quản lý tòa nhà (EBO), giúp giám sát và tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ trong các công trình. Nhờ loạt giải pháp này, hàng trăm khách hàng thuộc các lĩnh vực như nhà máy sản xuất, khách sạn, bệnh viện và các tòa nhà văn phòng đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, giảm phát thải carbon và tiết kiệm chi phí năng lượng. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Schneider Electric trở thành đơn vị dẫn đầu cung cấp giải pháp điện hóa, tự động hóa và số hóa; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn nguồn năng lượng tái tạo phù hợp, giảm phát thải ra môi trường.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới