Nghị quyết 68 "mở đường" cho nhiều cơ hội đầu tư dài hạn

Tính đến hết tháng 5/2025, VN-Index đã lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong giai đoạn biến động do lo ngại thuế quan. Ảnh: TL.
Một chiến lược đầu tư đúng là việc chọn đúng cổ phiếu tăng trưởng, định giá hợp lý, và kiên trì nắm giữ.
Năm 2025, Việt Nam đang bước vào giai đoạn “Đổi mới 2.0”, với trọng tâm là cải cách thể chế và thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết 68 có nêu rõ mục tiêu, xác định khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế và ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư cấp cao tại VinaCapital, Nghị quyết 68 sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư mới trong những năm tới. Trong số những doanh nghiệp lớn "tham gia chuỗi giá trị toàn cầu", có nhiều doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, và nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn được những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng kép khoảng 15%/năm trong 5-10 năm tới.
![]() |
Một chiến lược đầu tư đúng theo ông Đinh Đức Minh là việc chọn đúng cổ phiếu tăng trưởng, định giá hợp lý, và kiên trì nắm giữ là chìa khóa thành công. Tuy nhiên, thay vì tự mình thực hiện toàn bộ quá trình này, nhà đầu tư cá nhân có thể chọn ủy thác qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức có khả năng phân tích sâu và ra quyết định một cách bài bản.
Theo dự báo của các công ty quản lý quỹ, kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất là mức áp thuế lên tới 20% thì tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết vẫn có thể đạt 13%/năm.
Tính đến hết tháng 5/2025, VN-Index đã lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong giai đoạn biến động do lo ngại thuế quan. Tuy nhiên, hiệu suất các quỹ cổ phiếu vẫn phục hồi chậm so với kỳ vọng của nhà đầu tư. Nguyên nhân dễ dàng được lý giải khi đà tăng của VN-Index thời gian qua phần lớn được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như VIC, VHM, VRE vốn không được ưu tiên trong danh mục của nhiều quỹ mở vì không đạt tiêu chí đầu tư.
![]() |
Top 5 chứng chỉ quỹ có lợi nhuận 5 năm gần nhất cao nhất. Nguồn: Fmarket. |
Trước đó, nhóm cổ phiếu này từng trải qua nhịp điều chỉnh sâu, biến động mạnh và tiềm ẩn rủi ro định giá, khiến các quỹ đầu tư thận trọng và chưa mạnh tay nâng tỉ trọng. Điều này tạo cảm giác “bỏ lỡ sóng tăng” với không ít nhà đầu tư quỹ mở.
Ngược lại, các cổ phiếu cơ bản vốn là trụ cột trong danh mục của phần lớn quỹ mở lại diễn biến kém tích cực, ảnh hưởng đến hiệu suất quỹ. Đơn cử như FPT, một trong những cổ phiếu được nắm giữ nhiều nhất, đã giảm hơn 30% so với đỉnh. Hoặc những cổ phiếu nhóm Ngân hàng cũng được các quỹ mở đặt tỉ trọng cao nhưng có sự phân hóa lớn.
Thực tế, việc lựa chọn cổ phiếu thường được quỹ cân nhắc kỹ lưỡng về triển vọng doanh nghiệp, tính minh bạch và mức độ rủi ro của từng ngành, thay vì chỉ dựa trên biến động thị giá tức thời.
Dữ liệu từ Fmarket, trong chu kỳ 5 năm, phần lớn các quỹ mở đều ghi nhận mức tăng trưởng NAV ấn tượng, bất chấp các pha điều chỉnh mạnh của thị trường. Dẫn đầu mốc lợi nhuận này là quỹ VINACAPITAL-VESAF với lợi nhuận 21,8%/năm. Xếp sau lần lượt là SSISCA (18,8%), DCDS (18%/năm), VINACAPITAL-VEOF (17,8%/năm) và VCBF-BCF (17,3%/năm), vượt trội so với mức tăng trưởng chỉ 9,2%/năm của VN-Index trong cùng giai đoạn (tính đến ngày 30/05/2025).
Kết quả này phản ánh rõ hiệu quả của chiến lược đầu tư dài hạn và quản trị danh mục kỷ luật mà các quỹ mở đang theo đuổi.
Có thể bạn quan tâm
Lá chắn cổ tức trong thị trường biến động
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Douglas Matheson
-
Trực Thanh
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thu Hồng