Nhà đầu tư nên làm gì khi VN-Index tiến về 1.500 điểm?

Hình ảnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Ảnh: TL.
Tính đến phiên sáng 17/7, VN-Index đang giao dịch quanh mốc 1.487 điểm, tiến sát vùng 1.500 điểm, vùng giá cao nhất được hình thành năm 2022.
Thị trường diễn ra khá sôi động trong những phiên giao dịch gần đây, khi có những phiên giá trị giao dịch vượt mốc 30.000 tỉ đồng. Nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu thuộc “họ Vingroup” tiếp tục duy trì đà tăng mạnh mẽ, đóng góp lớn vào điểm số của thị trường. Lũy kế từ đầu năm đến phiên sáng 17/7, VN-Index đã tăng hơn cổ phiếu VIC tăng gần 200%, VHM tăng 128% và VRE tăng gần 70%.
![]() |
Nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra lo lắng khi VN-Index tiến sát vùng đỉnh lịch sử, cùng sự phân hóa của dòng tiền. Điểm đáng chú ý là động thái mua ròng trở lại của khối ngoại, đơn cử như phiên 16/7, khối này đã mua ròng với giá trị 236,5 tỉ đồng trên HOSE. Trước những lo ngại của nhà đầu tư, NCĐT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Hà, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.
“Dòng tiền hiện tại không hẳn tập trung vào nhóm Vingroup, mà chủ yếu đang chảy mạnh vào nhóm tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Những cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 đang được khối ngoại mua vào nhiều, tạo đà tăng cho thị trường. Dòng tiền vào nhóm Vingroup chủ yếu để kéo giữ chỉ số, tức là để chỉ số tăng, phản ánh thật sự tiền lớn đang vào thị trường, và thị trường đang là ‘tiền thật, tiền lớn’ khi thanh khoản mỗi ngày dao động 25.000 - 30.000 tỉ đồng và kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm sẽ có những phiên đạt tới 50.000 tỉ đồng/phiên”.
![]() |
Cũng theo ông Hà, khi thị trường thu hút dòng tiền lớn, nhà đầu tư dài hạn có thể lựa chọn nắm giữ cổ phiếu. Các nhóm ngành hưởng lợi rõ rệt là ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép và đặc biệt là các cổ phiếu đầu ngành. Trong nhóm VN30, trừ nhóm ngành dầu khí (do hiện tại chỉ tăng theo giá dầu và chưa có động lực nội tại), các nhóm cổ phiếu còn lại đều có thể canh nhịp chỉnh để tham gia.
“Riêng với nhóm Vingroup và một số doanh nghiệp tư nhân lớn khác, họ đang được định vị là những đầu tàu kéo nền kinh tế tư nhân đi lên, theo định hướng chiến lược đến năm 2030 và Nghị quyết 68. Những doanh nghiệp này sẽ phải tăng trưởng bứt phá, phát hành tăng vốn, thu hút vốn ngoại, và mở room cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi dòng vốn ngoại đổ vào mạnh, họ sẽ chọn những doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng. Do đó, việc cổ phiếu họ Vingroup tăng là điều tất yếu, và không nên nhìn nhận là tiêu cực, vì nó phản ánh xu hướng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong 5 - 10 năm tới. Giá cổ phiếu hiện tại đã bắt đầu phản ánh điều đó”, ông Hà nói thêm.
Ở góc nhìn phân tích, Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng nhịp điều chỉnh có thể nhanh chóng xuất hiện khi chỉ số VN-Index tiệm cận mức 1.500 điểm, nhưng rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng dần khi mức định giá của thị trường đang tiệm cận mức trung bình 10 năm và các cổ phiếu đang tăng mạnh vào vùng quá mua, đặc biệt lực cầu có dấu hiệu suy yếu ở các nhịp tăng.
Chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng), Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư có thể bán một phần tỉ trọng cổ phiếu để bảo toàn thành quả trong thời gian qua cũng như giảm rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị Đầu tư 2025: Tích lũy & Quản lý Tài sản
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Dung Vũ
-
Lam Hồng
-
Minh Phong
-
Nguyễn Trang - Song Thu
BVBank tích hợp đặt xe công nghệ vào Digimi: Một chạm, muôn tiện ích