Hủy
Thế giới

Bài học của General Electric dành cho Boeing, Disney và những hãng lớn khác

Hoàng Huyền Thứ Ba | 09/04/2024 14:00

GE tách riêng 3 công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hàng không, chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Ảnh: CNBC.

Sự thay đổi từ những thách thức sang cơ hội đã trở thành dấu mốc quan trọng cho Tập đoàn General Electric.
 

Sau 3 năm đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất tại General Electric (GE) vào tháng 10/2018, ông Larry Culp đã chọn một hướng đi khác biệt so với kỳ vọng ban đầu. Vào tháng 11/2021, ông tuyên bố Công ty sẽ được chia thành các đơn vị riêng biệt tập trung vào hàng không, chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đầu năm 2023, GE có kế hoạch tách bộ phận chăm sóc sức khỏe trở thành một công riêng về thiết bị y tế, GE Helathcare. Vào ngày 2/4/2024, GE tách bộ phận năng lượng thành 2 công ty đại chúng, GE Aerospace (nhà sản xuất động cơ phản lực) và GE Vernova (nhà sản xuất thiết bị phát điện).

Trong khi, các nhà đầu tư đang gặt hái được những thành tựu vốn có khi GE vẫn là một tổng thể. Sau 4 năm đầu tiên chao đảo trong nhiệm kỳ của ông Culp, cổ phiếu của GE đã giảm mạnh do nhiên liệu máy bay phản lực. Dẫn đến giá trị tích lũy trên thị trường chứng khoán của 3 công ty kế nhiệm của GE chỉ đạt mức 237 tỉ USD. Mặc dù con số này thấp đáng kể so với mức đỉnh 594 tỉ USD của Công ty vào năm 2000.

Giá trị tích lũy trên thị trường chứng khoán ba công ty kế nhiệm của GE. Ảnh: The Economist.
Giá trị tích lũy trên thị trường chứng khoán 3 công ty kế nhiệm của GE. Ảnh: The Economist.

Khi thách thức trở thành cơ hội

Chuyển biến từ thách thức sang cơ hội đã trở thành điểm tựa quan trọng cho GE sau đại dịch COVID-19. Với sự gia tăng nhu cầu về động cơ phản lực sau khi đại dịch kết thúc và sự hỗ trợ từ chính phủ Mỹ dành cho các dự án năng lượng sạch. Đồng thời, sự lạc quan của thị trường chứng khoán Mỹ đã góp phần làm dịu đi những khó khăn trong quá trình tái cấu trúc của GE. Tuy nhiên, công lao của ông Culp cũng không thể không nhắc đến. Quãng thời gian ông lãnh đạo không chỉ đánh dấu sự thành công của việc tập trung vào việc mở rộng mà còn thể hiện sự xuất sắc trong quản lý, tại một doanh nghiệp đã từng bị ảnh hưởng nặng nề của kỹ thuật tài chính quá mức.

Tưởng chừng như những thay đổi trong việc điều hành của Jack Welch, người tiền nhiệm của GE năm 2001, sẽ khiến cho biểu tượng công nghiệp Mỹ gần như tái sinh thì sau sự ra đi của ông lại khiến cho Công ty gặp phải bài toán tương tự. Để tăng thêm lợi nhuận, ông đã cắt giảm chi phí và mạnh tay bán đi những mảng không hiệu quả, kiên quyết cắt giảm nhân sự trong khi GE còn có lãi. Giới kinh doanh tiếc nuối những bỏ lỡ của ông về cuộc cách mạnh kỹ thuật số, thay vì đó ông đã cho mua lại những tài sản hào nhoáng hơn như đài truyền hình NBC và ngân hàng đầu tư Kidder Peabody. Tại thời điểm kinh tế Mỹ gặp khó khăn, khiến cho những người kế nhiệm sau đó là Jeffrey Immelt, John Flannery không thể ngăn chặn được đà lao dốc của GE (giá trị vốn hóa của GE giảm từ 600 tỉ USD năm 2000 xuống chỉ còn 95 tỉ USD).

Cho tới thời điểm hiện tại, người kế nhiệm Larry Culp đã tiến hành nhiều đổi mới cho Công ty. Ông đã áp dụng triết lý quản lý theo phong cách Nhật như một phương pháp đổi mới và nhiệt huyết cho việc cải tiến hoạt động liên tục, góp phần thay đổi văn hóa công ty. Việc ông đưa các Giám đốc Điều hành xuống sàn nhà máy cũng là một phần của quá trình đổi mới này.

Tư duy đổi mới đã giúp tài sản của GE không chỉ được bảo toàn mà còn được cải thiện dưới sự lãnh đạo của ông Culp, ngăn chặn việc phân chia công ty trở thành một cuộc bán tháo.

Bài học từ những sự đổi mới

Thành công của ông Culp chứng tỏ rằng sự lãnh đạo mượt mà và hiệu quả là chìa khóa, không phải các công ty đang tìm cách loại bỏ các tài sản có vấn đề hoặc các quỹ phòng hộ của nhà hoạt động để tìm kiếm chiết khấu của Tập đoàn. Các nhà lãnh đạo đang xem xét việc tách các phần của công ty họ, như Unilever, sẽ rút ra nhiều bài học quý giá từ cách điều hành của ông.

Tuy nhiên, có những bài học quan trọng hơn cả. Disney, vừa giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực với Nelson Peltz, một nhà đầu tư nổi tiếng đã từng thúc đẩy sự thay đổi tại GE, chỉ là một trong số những công ty blue-chip của Mỹ nhưng có thể được hưởng lợi từ tư duy mới mẻ.

Đối với Boeing, một ví dụ về một nền văn hóa doanh nghiệp không lành mạnh, những bài học này có thể rất phù hợp. Vào tháng 3, ông chủ của hãng đã từ chức sau sự cố liên quan đến máy bay 737 Max của hãng. Một số người đã đề xuất ông Culp cho vị trí này, điều này sẽ là một thử thách lớn cho năng lực điều hành của ông. Boeing cũng đã xác nhận việc thảo luận mua lại Spirit AeroSystems, một nhà cung cấp mà đã được tách ra trước đây. Ông Culp tỏ ra hài lòng khi điều hành GE Aerospace, nhà cung cấp cho Boeing. Nếu ông có thể quản lý một doanh nghiệp và cả quá trình tách ra, có lẽ ông cũng có thể thành công trong việc gắn kết các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế tại EU không đồng đều


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới