Giá dầu trước viễn cảnh 100 USD/thùng
Ảnh minh họa. Ảnh: Reuters UK.
→Trừng phạt Iran và Nga, Mỹ muốn giành thị trường dầu thế giới?
→Khi Mỹ trở thành một nền kinh tế dầu mỏ
OPEC và các đối tác xuất khẩu dầu lớn của thế giới đã quyết định không tăng sản lượng dầu. Đây là một động thái không khỏi khiến giới quan sát bất ngờ bởi trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi một thông điệp giống như tối hậu thư tới các nước xuất khẩu dầu lớn tại Trung Đông rằng: "Nước Mỹ đảm bảo an ninh cho các vị, trong khi các vị lại tiếp tục cố đẩy giá dầu cao hơn nữa. Washington sẽ ghi nhớ điều này".
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia quốc gia đồng minh số 1 của Mỹ tại Vùng Vịnh cho rằng thị trường dầu đang được cung với một mức phù hợp, bởi vậy đây không phải là thời điểm cần thiết để tăng nguồn cung dầu. Song, một thực tế ngược lại, khi dự kiến các lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Iran sẽ lấy đi khỏi thị trường 550.000 - 800.000 thùng dầu/ngày từ tháng 11. Các dự báo cho rằng, nếu cứ đà này giá dầu sẽ bị đẩy lên 90 USD/thùng vào dịp Giáng sinh và 100 USD/thùng vào đầu năm 2019.
Hiện, nền kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhưng ngay cả khi nhu cầu thế giới suy giảm do nền kinh tế suy yếu, giá dầu vẫn bị đẩy lên nếu nguồn cung tiếp tục bị đe dọa bởi một loạt các nhân tố như hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là vì sao OPEC, đặc biệt là các nước xuất khẩu dầu Vùng Vịnh lại phớt lờ đi những cảnh báo của Tổng thống Mỹ, nói không với việc tăng sản lượng dầu nhằm bù đắp cho lượng thiếu hụt sau các lệnh cấm vận nhằm vào Iran.
Bản thân các nước xuất khẩu dầu tại Vùng Vịnh hiện cũng đã chạm tới ngưỡng giới hạn của công suất khai thác, muốn tăng sản lượng cũng không dễ. Chẳng hạn Saudi Arabia hiện sản lượng đã đạt mức trên 10 triệu thùng/ngày. Nước này được cho là chưa bao giờ thử nghiệm khai thác với công suất cao hơn mức 10,8 triệu thùng/ngày. Nếu muốn tăng sản lượng lên 12 triệu thùng dầu/ngày để bù đắp lượng dầu thiếu hụt từ Iran, sẽ phải mất ít nhất 6 tháng cho việc nâng cấp hạ tầng khai thác.
Saudi Arabia quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới là đồng minh số một của Mỹ còn khó tăng sản lượng. Vì vậy, các quốc gia khác được cho là cũng không có khả năng bù đắp cho lượng dầu hao hụt từ lệnh cấm vận Mỹ nhằm vào Iran.
Muốn tăng sản lượng, phải nâng cấp hạ tầng. Tuy nhiên, các tính toán cho thấy là OPEC sẽ cần tới 11.000 tỷ USD nhằm nâng cấp hạ tầng, phục vụ mục tiêu khai thác từ nay đến năm 2040.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn