Khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Hàn Quốc có khả năng quay lại dùng nhiên liệu hạt nhân
Shin Kori là nhà máy điện hạt nhân lớn thứ ba ở Hàn Quốc.
Chính phủ sắp tới của Hàn Quốc sẽ quay lại sử dụng năng lượng hạt nhân, kế hoạch loại bỏ hạt nhân trước đây đã từng bị chỉ trích vì sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch.
Việc ông Moon Jae In, Tổng thống sắp mãn nhiệm, thúc đẩy giảm tỷ lệ điện hạt nhân trong mạng lưới năng lượng của Hàn Quốc đã làm tăng lượng khí thải nhà kính và hóa đơn điện của người dân, theo ông Won Hee Ryong, Thống đốc Hàn Quốc
Ông Kim Yong Soo, Giáo sư kỹ thuật hạt nhân tại Đại học Hanyang ở Seoul, nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy chính sách loại bỏ hạt nhân của ông Moon là bất khả thi. Ông Kim nói: “An ninh năng lượng và giá năng lượng tăng vọt đã được đặt lên hàng đầu kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine.”
Tổng thống Moon Jae In phát biểu trong buổi lễ đóng cửa vĩnh viễn lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc, Kori-1, ở Busan, năm 2017. Ảnh: Yonhap. |
Hàn Quốc là một trong 5 nước nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng đầu thế giới. Theo Ember, một tổ chức tư vấn về môi trường, hơn 20% lượng than nhập khẩu của nước này vào năm 2020 là từ Nga.
Tuần trước, một quan chức của công ty điện lực Korea Western Power (Kepco), cho biết công ty đã không thực hiện thêm bất kỳ giao dịch mua than nào với Nga kể từ khi nước này tấn công Ukraine. Ông nói: “Chúng tôi đang tuân theo các hợp đồng hiện có nhưng đã ngừng thực hiện bất kỳ hợp đồng mới nào với Nga vì lo ngại về các khoản thanh toán trong tương lai do các lệnh trừng phạt quốc tế.”
Hàn Quốc có mật độ lò phản ứng hạt nhân cao nhất trên thế giới, với hầu hết 24 lò phản ứng được đặt tại hai khu liên hợp công nghiệp ở phía đông nam của đất nước. Năm 2019, các lò phản ứng của nước này đã sản xuất ra 139 terawatt giờ điện, đưa Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ năm trên thế giới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, hạt nhân chiếm 26% tổng sản lượng điện của đất nước.
Theo kế hoạch loại bỏ hạt nhân của ông Moon, việc xây dựng các nhà máy mới sẽ bị đình chỉ còn các nhà máy cũ hơn sẽ bị ngừng hoạt động, với mục đích giảm số lượng lò phản ứng đang hoạt động xuống còn 17 lò vào năm 2034. Những người ủng hộ chính sách của ông Moon đã nhắc đến thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản và quyết định loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân của Đức.
Nhưng các nhà phê bình trong nước đã chỉ ra sự khan hiếm của các nguồn năng lượng thay thế.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2019, than đá chiếm 42% và khí đốt tự nhiên chiếm 25% trong cơ cấu năng lượng của Hàn Quốc. Một đánh giá do Ember thực hiện cho thấy năng lượng mặt trời và năng lượng gió chỉ chiếm 4,7% sản lượng điện của Hàn Quốc vào năm 2021, chưa bằng một nửa mức trung bình toàn cầu.
Chính quyền sắp tới của Tân Tổng thống Hàn Quốc, ông Yoon Suk Yeol, sẽ quay lại sử dụng năng lượng hạt nhân. |
Ông Kim Joo Jin, Giám đốc điều hành của Solutions For Our Climate, một tổ chức vận động có trụ sở tại Seoul, cho biết: “Trong khi các nền kinh tế tiên tiến đang nhanh chóng hướng tới một tương lai sử dụng năng lượng tái tạo, thì Hàn Quốc vẫn chủ yếu hướng tới một mô hình năng lượng dựa vào năng lượng hóa thạch bẩn. Một trong những trở ngại lớn nhất là công ty điện lực Kepco, thuộc sở hữu nhà nước, công ty gần như độc quyền về lĩnh vực năng lượng và hưởng lợi từ việc duy trì sử dụng nhiên liệu hóa thạch”
Vào tháng 2, ông Yoon Suk Yeol, người sẽ nhậm chức vào tháng tới, đã dẫn chứng việc Pháp đặt cược vào năng lượng hạt nhân và việc EU đưa điện hạt nhân vào danh sách “xanh” để ủng hộ chính sách hạt nhân của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Ngành Công nghệ ở Nga phải đối mặt với hiện thực "Chảy máu chất xám" trầm trọng
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ