Lạm phát Trung Quốc tăng nhanh nhất 4 tháng
Số liệu công bố ngày 10/6 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn so với dự báo 2,4% của các chuyên gia trong khảo sát của Reuters.
Donna Kwok, chuyên gia kinh tế cấp cao tại UBS, cho biết, điều đặc biệt là giá thịt lợn bắt đầu tăng trở lại nhờ chương trình dự trữ của chính phủ.
Ngược lại, giá sản xuất trong tháng 5 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức giảm dự đoán là 1,5%.
Bà Kwok nhận định, chỉ số giá sản xuất (PPI) cho biết mức tăng của giá nguyên liệu trong nước. Tháng 5, PPI của Trung Quốc gần như đi ngang, càng chứng tỏ nhu cầu nội địa đang suy yếu.
Trước đó, số liệu nhập khẩu của Trung Quốc cũng khẳng định điều này. Số liệu thương mại công bố ngày 8/6 cho thấy, tháng 5, nhập khẩu giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái và trái ngược so với dự báo của thị trường là tăng 6,1%.
Giá sản xuất giảm đã làm dấy lên nhận định cho rằng, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang gặp áp lực giảm phát.
Trung Quốc không phải là nền kinh tế duy nhất đang phải đương đầu với mối nguy giảm phát. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra một loạt các biện pháp như, cắt giảm lãi suất, để thúc đẩy kinh tế khu vực đồng euro và lạm phát thấp.
Trước số liệu lạm phát, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nên nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ vào cuối năm 2014 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nguồn Theo DVO/ CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư