Ông Kim Jong Un tìm kiếm điều gì khi đến thăm Nga?
Ảnh: Bloomberg.
Trong khi ông Putin sẽ khó lòng hỗ trợ tài chính và không có khả năng thực hiện bất kỳ động thái nào có thể vi phạm lệnh trừng phạt hoặc tạo ra tranh chấp khác với Mỹ, ông Kim có thể cần cam kết hỗ trợ ngoại giao và kinh tế của Nga. Nhưng hai nhà lãnh đạo không có kế hoạch đưa ra bất kỳ tuyên bố chung hoặc ký thỏa thuận nào, Yuri Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại của ông Putin cho hay.
Ông Kim cho biết hội nghị thượng đỉnh sẽ là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán hiệu quả về hợp tác, Vesti TV trích dẫn lời ông Kim cho hay.
Bloomberg đã nêu ra một số lý do khả dĩ cho chuyến viếng thăm Nga của ông Kim Jong Un:
1. Cứu cánh ngoại giao
Cả ông Kim và ông Putin đều có động lực gặp nhau, Bloomberg nhận định. Ông Kim dường như muốn nâng cao hồ sơ ngoại giao mà ông đã xây dựng trong một loạt các chuyến đi nước ngoài chưa từng có vào năm ngoái và chứng minh với Trump rằng ông có bạn bè ngoài Trung Quốc.
Đối với điện Kremlin, cuộc gặp là cơ hội để cho Nga thấy vẫn có tiếng nói trong các vấn đề toàn cầu lớn, ông Georgy Toloraya, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược châu Á tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định.
2. Giảm bớt trừng phạt lên Triều Tiên
Nga đã chủ yếu đồng tình với các lệnh trừng của Liên Hợp Quốc khi Triều Tên thử vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng đã kêu gọi giảm nhẹ chúng sau khi Triều Tiên ngưng việc này. Một trong những lý do mà Nga có thể phủ quyết các lệnh trừng phạt là nước này có thể viện dẫn rằng nó “vi phạm các biện pháp bảo vệ nhằm chống lại hậu quả nhân đạo bất lợi”. Tuy nhiên, Nga vẫn cam kết tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và không có dấu hiệu nào ông Putin sẽ vi phạm chúng.
3. Không trục xuất người Triều Tiên đang làm việc tại Nga
Nga có thể là bên mà Triều Tiên có thể cậy nhờ về trừng phạt kinh tế, cụ thể là yêu cầu của Hội đồng Bảo an rằng các nước phải trục xuất nhân viên Triều Tiên vào cuối năm nay. Triều Tiên đã gửi hàng chục ngàn công dân đến những nơi như Nga và Trung Quốc để làm công nhân, đem lại cho đất nước 500 triệu USD - hay khoảng 1,5% nền kinh tế của đất nước.
Số công nhân của Triều Tiên ở Nga đã giảm đáng kể sau nghị quyết năm 2017 của Liên Hợp Quốc. |
Triều Tiên muốn Nga giữ công nhân của mình ở lại, nhà lập pháp Nga Fedot Tumusov nói với hãng tin Interfax sau khi trở về từ Bình Nhưỡng. Các khu vực dân cư thưa thớt ở vùng Viễn Đông của Nga đã luôn thiếu nguồn công nhân cho các ngành công nghiệp như gỗ và xây dựng, điều này có thể là động lực thôi thúc nhà chức trách mong muốn cho họ ở lại. Nhưng khi các lệnh trừng phạt yêu cầu người cuối cùng trong số họ rời đi vào cuối năm nay, rất khó để có được sự nhượng bộ.
4. Liên kết giao thông
Hàng thập kỷ trừng phạt, đình trệ và chi tiêu quân sự quá mức đã khiến cơ sở hạ tầng của Triều Tiên hiện ở trong tình trạng tồi tệ. Và Nga, nước có chung đường biên giới dài 17 km với Triều Tiên, muốn nâng cấp để có thể tiếp cận thị trường Triều Tiên và Hàn Quốc.
Ông Kim cũng có mong muốn cải thiện hệ thống đường sắt của mình, có thể mang hàng hóa của Hàn Quốc đến Trung Quốc và châu Âu và cung cấp sự tiếp cận rộng lớn hơn vào tài nguyên khoáng sản ước tính trị giá 6 nghìn tỷ USD của Triều Tiên, theo ước tính năm 2013 của Viện Tài nguyên Hàn Quốc tại Seoul. Hồi tháng 12, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết rằng Moscow muốn hợp tác với hai miền Triều Tiên để nâng cấp các tuyến đường sắt của họ, điều này sẽ cần một sự miễn trừ trừng phạt từ quốc tế.
Ông Kim có thể đồng thuận với Nga về cam kết mở rộng các cửa khẩu biên giới, cải tạo một cây cầu được xây dựng gần 60 năm trước để tăng cường giao thương. Trung Quốc và Triều Tiên đã mở một cửa khẩu biên giới mới qua sông Giáp Lục vào tháng Tư.
5. Hệ thống hàng đổi hàng
Khi thương mại giữa 2 nước giảm hơn 56% vào năm ngoái, Nga và Triều Tiên đang nghiên cứu một cơ chế để kích thích thương mại mà không vi phạm lệnh trừng phạt, tờ báo Kommersant đưa tin hôm 23.4. Hai bên sẽ vận chuyển hàng hóa cho nhau mà không vi phạm lệnh trừng phạt và tránh rủi ro bị trừng phạt tài chính bằng cách không sử dụng tiền, chỉ cần giải quyết đổi hàng, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, Ushakov, trợ lý của Kremlin, từ chối bình luận về khả năng đó.
“Nga có thể đồng ý bán cho họ nhiều hàng hóa khác nhau mà các công ty phương Tây sợ không bán”, ông Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul cho biết.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng