Hủy
Thế giới

Thị trường dầu mỏ đứng trước thay đổi lớn nhất trong lịch sử?

Mạnh Đức Thứ Hai | 15/07/2019 16:42

Ảnh: Getty/CNBC

 
 
Bắt đầu từ năm 2020, một quy định mới về khí thải đi vào hiệu lực có thể tạo ra thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ.

► Thị trường dầu mỏ rúng động vì ông Trump có thể trừng phạt Iran

► Kế hoạch "Siêu OPEC" có thể định hình lại trật tự dầu mỏ thế giới


Hàng chục ngàn tàu thuyền đi lại khắp các đại dương trên thế giới, đốt cháy hơn 3 triệu thùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao mỗi ngày. Nhưng, bắt đầu từ năm tới, ngành vận tải sẽ phải tuân thủ các quy tắc sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải lưu huỳnh.

“Đây là sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ”, ông Steve Steve Sawyer, nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn năng lượng Fact Global Energy, nói với CNBC.

“Nó sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất dầu thô, thương nhân, chủ tàu, nhà tinh chế, nhà đầu tư cổ phần, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp hậu cần, ngân hàng...  Thật khó để tìm ra ai đó không bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao nó là một quá trình chuyển đổi lớn”.

Chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa trước khi các quy định mới về nhiên liệu biển có hiệu lực, CNBC đã phân tích về tác động của những thay đổi sắp tới.

IMO 2020 là gì?

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ thực thi các tiêu chuẩn khí thải mới được thiết kế để hạn chế đáng kể tình trạng ô nhiễm do các con tàu trên thế giới gây ra.

Với mục tiêu hướng tới các thị trường năng lượng sạch hơn, IMO sẽ cấm các tàu vận chuyển sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn 0,5%, so với mức 3,5% hiện nay.

Nhiên liệu hàng hải được sử dụng phổ biến nhất được cho là có hàm lượng lưu huỳnh khoảng 2,7%.

Các quy định mới là kết quả của một khuyến nghị xuất phát từ một tiểu ban tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hơn một thập kỷ trước và được IMO thông qua vào năm 2016, đặt ra các quy tắc về vận chuyển an toàn, an ninh và ô nhiễm.

Hơn 170 quốc gia, bao gồm Mỹ, đã đồng ý ký kết vào thay đổi nhiên liệu này. Bắt đầu từ năm 2020, các tàu bị phát hiện vi phạm luật mới có nguy cơ bị tạm giữ và các cảng tại các quốc gia ký kết thay đổi này sẽ kiểm tra ​​các con tàu.

Tại sao nó quan trọng?

Các biện pháp sắp tới được dự kiến ​​sẽ tạo ra tình trạng dư cung dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao trong khi làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tuân thủ IMO - do đó tăng áp lực lên ngành công nghiệp lọc dầu để sản xuất nhiều hơn sau này.

Các nhà phân tích năng lượng cho biết rằng điều này đặc biệt quan trọng, bởi vì các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông - như Ả rập Saudi – có thể thiệt hại nhiều nhất do phụ thuộc quá nhiều vào dầu thô với hàm lượng lưu huỳnh cao.

Ngành công nghiệp vận tải đang chịu áp lực mạnh mẽ để cắt giảm lượng khí thải lưu huỳnh, do chất ô nhiễm này là một thành phần của mưa axit, gây hại cho thảm thực vật và động vật hoang dã, và góp phần axit hóa các đại dương.

Thi truong dau mo dung truoc thay doi lon nhat trong lich su?
Một tàu chở dầu của Iran. Ảnh: Getty/Bloomberg/CNBC.

Cuối năm ngoái, các nhà phân tích tại UBS ước tính thị trường vận chuyển xanh có thể trị giá ít nhất 250 tỷ USD trong 5 năm tới.

Các con tàu phải làm gì để đáp ứng các quy định mới?

Chủ tàu có thể giảm đáng kể lượng khí thải lưu huỳnh bằng cách sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, di chuyển chậm hơn, lắp đặt hệ thống làm sạch khí thải hoặc lựa chọn loại nhiên liệu sạch, đắt tiền hơn như khí tự nhiên hóa lỏng.

Một số tàu sẽ chọn cách hạn chế các chất gây ô nhiễm không khí bằng cách lắp đặt các hệ thống làm sạch khí thải, được gọi là máy lọc khí. Điều này nhằm để để loại bỏ oxit lưu huỳnh từ động cơ tàu và khí thải của nồi hơi.

Một con tàu được trang bị tháp lọc khí thải (scrubber) có thể tiếp tục sử dụng dầu nặng, vì lượng khí thải lưu huỳnh oxit sẽ giảm xuống mức tương đương với giới hạn yêu cầu.

Các nhà phân tích ước tính ngành công nghiệp container - vận chuyển hàng tiêu dùng như ghế sofa, quần áo thiết kế và chuối - có thể nằm trong số những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi phải gánh thêm khoản chi phí bổ sung vào khoảng 10 tỷ USD, theo báo cáo của Reuters.

Cả hai hãng vận tải container lớn nhất thế giới, A.P. Moller-Maersk và MSC, đều cho biết rằng việc tuân thủ các quy định của IMO có thể khiến mỗi hãng sẽ phải chịu thêm chi phí khoảng 2 tỷ USD.

 

Nguồn CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới