Hủy
Thế giới

Trung Quốc chật vật ổn định kinh tế thời thương chiến

Thanh Bách Thứ Bảy | 13/07/2019 15:08

Ảnh: Nikkei Asian Review.

 
 
Thương chiến với Mỹ là yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay đang ở mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua.

Tăng trưởng GDP được dự báo sẽ ở mức 6,2% trong quý 2, mức thấp nhất trong một quý kể từ năm 1992. Số liệu được công bố vào ngày 15/7 sẽ cho thấy liệu các yếu tố tác động tiêu cực lên tăng trưởng, như nhu cầu thị trường quốc tế sụt giảm, giá hàng hóa đi xuống và hoat động sản xuất chậm lại có được bù đắp bởi các động thái, như ổn định đầu tư, niềm tin tiêu dùng tươi sáng hơn và sự phục hồi của thị trường bất động sản, hay không.

Việc Trung Quốc có duy trì những điều tích cực kể trên cho một sự phục hồi bền vững phụ thuộc vào việc liệu chính phủ nước này có thể đưa ra các chính sách kích thích phù hợp nhằm kích cầu sản xuất nội địa, để đối phó với những tác động của thương chiến. Thêm vào đó chính phủ Trung Quốc có thể sẽ có nhiều dư địa để có thể nới lỏng chính sách tiền tệ khi khả năng Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất là rất cao.

Ông Wang Tao, Trưởng bộ phận Kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng UBS tại Hồng Kông, cho biết: “Trong 2 quý cuối của năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn và nhu cầu từ ngoài nước sẽ vẫn là lực cản lớn nhất, nền kinh tế chỉ ổn định với sự hỗ trợ tích cực của chính sách”. Dữ liệu được công bố vào ngày 12/7 đã khẳng định việc bức tranh nhu cầu nội địa đang suy yếu và những tác động tiêu cực của thuế quan, và nó cũng nói lên sự cần thiết các chính sách kích thích để giúp kìm hãm đà giảm tốc của nền kinh tế. Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với việc tăng trưởng xuất khẩu suy yếu, nhập khẩu sụt giảm trong khi việc mở rộng tín dụng vẫn bị trì hoãn.

Khi dân số Trung Quốc già đi, kinh tế nước này phải làm quen với đà tăng trưởng 1 con số, thay vì  tăng trưởng 2 con số vào giữa thập niên 2000, và các nhà hoạch định chính sách đang cố kiểm soát đà suy giảm tăng trưởng, trong khi vẫn kiềm chế nợ và giải quyết tình trạng thất nghiệp đang gia tăng. Và các nỗ lực đó có thể diễn ra trong 3 lĩnh vực sau:

Cơ sở hạ tầng

Mức độ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định (của doanh nghiệp) là yếu tố quan trọng. Vì thế, đầu tư của chính phủ vào hạ tầng đóng sẽ giúp tạo nhu cầu cho các nhà sản xuất*, vốn đang bị áp lực khi làn sóng áp thuế quan và triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên mong manh hơn do dự hơn khi đầu tư.

Trung Quoc chat vat on dinh kinh te thoi thuong chien
Đầu tư tại Trung Quốc đang chững lại.

 

Các nhà phân tích kinh tế tại ngân hàng UBS, ANZ và Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng đầu tư vào hạ tầng sẽ từ từ tăng tốc trong năm nay.

Một gói kích thích tài khóa trị giá 2.000 tỷ Nhân Dân tệ (291 tỷ USD) thông qua việc cắt giảm thuế đang được từ từ bơm vào nền kinh tế. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã gia tăng hỗ trợ nền kinh tế, nới lỏng quy định sử dụng nợ công trong một vài dự án hạ tầng và cam kết cải tạo hàng trăm trong số hàng nghìn tòa nhà cũ. Ông Wang cho rằng việc nới lỏng sử dụng nợ chính phủ có thể làm tăng đầu tư từ 800 tỷ Nhân dân tệ lên 1.000 tỷ Nhân dân tệ.

Doanh thu bán lẻ

Trung Quốc cần tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng của mình để kéo thương mại của quốc gia này ra khỏi tình trạng suy thoái. Từ đầu năm tới nay, doanh thu bán ôtô và chi tiêu liên quan đến bất động sản là một trong những lực cản chính khiến doanh số bán lẻ suy yêu,  thị trường vẫn chưa có dấu hiễu rõ ràng cho một sự phục hồi.

Bất động sản

Các nhà hoạch định chính sản đang cố kiểm soát chặt quản lý lĩnh vực bất động sản. Trong năm nay thị trường bất động sản được ghi nhận là vẫn tăng trưởng ổn định và nằm trong tầm kiểm soát.

Trung Quoc chat vat on dinh kinh te thoi thuong chien
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã giảm mua đất.

Tân Hoa Xã cho hay, các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương đã yêu cầu các doanh nghiệp bất động sản lớn, với mức độ tăng trưởng nhanh, điều tiết tốc độ mở rộng thị trường và tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng yêu cầu một số các ngân hàng không hạ lãi suất thuế chấp, dù cho chính sách tiền tệ đã được nới lỏng.

Nếu đàm phán thương mại lại đổ vỡ, và Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng xuất khẩu của Trung Quốc, lĩnh vực xe hơi và bất động sản sẽ là nơi mà từ đó các nhà làm chính sách sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, ông Lu Ting, Kinh tế gia trưởng phụ trách Trung Quốc tại Nomura nhận định. Ôn nói thêm:“Bắc Kinh sẽ triển khai nhiều chính sách kích thích tăng trưởng như cắt giảm thuế tiêu dùng cho xe tải”. Chuyên gia này cũng cho rằng: “Các nỗ lực kích thích kinh tế đang bị bỏ dỡ trước đây sẽ được cân nhắc khi mà thương chiến Mỹ - Trung ngày 1 leo thang”.

(*) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp gia tăng nhu cầu cho các nhà sản xuất, từ đó sẽ khiến họ đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng sản xuất.

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới