Tự động hóa và vệ sinh được đẩy mạnh để lôi kéo khách hàng trở lại "bầu trời"
Hãng JAL tạm thời cung cấp các kiot làm thủ tục “không chạm” tại Sân bay Haneda, Tokyo. Nguồn ảnh: JAL.
Theo Nikkei Asian Review, doanh thu từ các sân bay khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông đang chịu áp lực to lớn trong trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Việc tạo ra doanh thu từ sân bay liên quan trực tiếp đến mức lưu lượng. Các lệnh cấm và hủy chuyến bay dẫn đến ít chuyến bay hơn, do đó doanh thu hàng không ngày càng bị thu hẹp
Sau hơn nửa năm quản lý các hoạt động mặt đất tại sân bay trong bối cảnh đại dịch, vấn đề vệ sinh môi trường được nâng cao và giãn cách xã hội đã trở thành thói quen đối với nhiều nhân viên làm trong ngành hàng không.
Kể từ khi COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, nhiều hãng hàng không đã tăng số lượng quầy làm thủ tục để giữ cho hành khách có đủ không gian. Các tấm nhựa treo giữa nhân viên sân bay và hành khách, cùng với sự tương tác giữa tiếp viên và nhân viên mặt đất được giữ ở mức tối thiểu.
Bà Masahiro Tsurukawa, Quản lý nhà ga phụ trách hoạt động của ANA ở Vũ Hán, Trung Quốc cho biết: “Tất cả các nhân viên đã hoàn toàn thay đổi mức độ ý thức của họ đối với việc khử trùng và an toàn, vì vậy tôi hy vọng các khách hàng có thể thoải mái".
Điều đáng nói là lượng hành khách quay trở lại đi máy bay với số lượng lớn vẫn chưa xuất hiện. Phần lớn nguyên nhân là do các quốc gia bị hạn chế về du lịch, cùng với việc nhiều ca nhiễm virus bùng phát trở lại khắp khu vực cũng khiến mọi người đặt câu hỏi về mong muốn bay của họ trong bối cảnh lo lắng về việc lây nhiễm.
Các hãng hàng không như ANA đã liên tục cố gắng thu hút khách du lịch trở lại bằng các tiêu chuẩn sức khỏe mới bởi họ nhận thức rằng tài chính đang bị đe dọa. Nguồn ảnh: ANA. |
ANA Holdings lỗ ròng 108 tỉ yen (1,03 tỉ USD) trong quý II. Đây là mức tồi tệ nhất kể từ khi công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh hàng quý vào năm tài chính 2003 và tăng thêm khoảng 43.500 nhân viên.
Câu hỏi đặt ra đối với các hãng vận chuyển là liệu các biện pháp chăm sóc sức khỏe mới trên mặt đất và trên không có đủ khiến hành khách tự tin bay trở lại hay không. Theo hướng dẫn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, các biện pháp được đề xuất bao gồm sân bay, máy bay, phi hành đoàn và hàng hóa cần giảm thiểu khả năng hành khách ở gần nhau trong quá trình lên máy bay, vệ sinh và khử trùng định kỳ, đồng thời truy tìm dấu vết của hành khách và nhân viên.
Chủ tịch của JAL Yuji Akasaka nói rằng: Mặc dù, không có dịch bùng phát bên trong máy bay ở bất kỳ quốc gia nào, nhưng việc áp dụng các biện pháp vệ sinh là điều ít nhất chúng ta nên làm, vì chúng ta cần phải làm nhiều hơn để giảm nhẹ gánh nặng tâm lý.
Theo ông Yuji Akasaka, một hành trình với một "môi trường sạch" có thể là một tín hiệu lớn. JAL gần đây đã thử nghiệm kiot làm thủ tục "không chạm" tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật với cảm biến hồng ngoại nhận dạng cử động của ngón tay cách màn hình 3 cm.
Một số nhà cung cấp dịch vụ đang cố gắng cung cấp sự đảm bảo vượt xa trải nghiệm đăng ký hoặc lên máy bay. Emirates đang cung cấp bảo hiểm COVID-19 miễn phí cho tất cả hành khách trên chuyến bay, bất kể hạng chuyến bay hoặc điểm đến của họ, cho đến tháng 10. Khách hàng được bao trả phí cách ly khách sạn 100 euro (118 USD) mỗi ngày, trong tối đa 14 ngày và điều trị y tế lên đến 150.000 euro nếu họ nhiễm virus tại điểm đến và trong trường hợp xấu nhất, thậm chí là một phần chi phí tang lễ của họ.
JAL cũng bắt đầu thử nghiệm dịch vụ thông tin sân bay từ xa trong tháng này bằng cách sử dụng robot avatar do Panasonic phát triển. Nguồn ảnh: JAL. |
Mặc dù, các hãng hàng không đang nỗ lực để lượng khách du lịch trở lại bình thường, ngành này sẽ phải đối mặt với một sự điều chỉnh khác trong việc duy trì các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội một khi có sự gia tăng về lượng khách.
Bà Kumita của ANA cho biết: Bất chấp các biện pháp trên, thời gian làm thủ tục từ lối vào sân bay đến cổng lên máy bay vẫn chưa tăng lên vì lượng khách ít trong những ngày này. Hiện tại, vì có ít hành khách hơn và ít chuyến bay hơn, nên sự giãn cách xã hội đang phát huy tác dụng và chúng tôi có thể kiểm soát được tình hình.
Tuy nhiên, nếu các chuyến bay quay trở lại và hành khách cũng quay lại bình thường, không chắc liệu các hãng hàng không có thể tiếp tục duy trì sự giãn cách xã hội đó hay sẽ phải tìm một cách khác phù hợp với hành khách và chuyến đi của họ.
Một số sân bay cho rằng, công nghệ tiên tiến sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động sau khi hành khách trở lại. Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, sân bay bận rộn nhất châu Á phục vụ hơn 100 triệu hành khách mỗi năm, vừa giới thiệu tính năng kiểm tra hành khách tự động sử dụng sinh trắc học trên khuôn mặt trong các lĩnh vực bao gồm nhập cư, an ninh, mua sắm miễn thuế và lên máy bay.
Sân bay bận rộn nhất châu Á - Sân bay Quốc tế Bắc Kinh giới thiệu tính năng kiểm tra hành khách tự động sử dụng sinh trắc học trên khuôn mặt. Nguồn ảnh: SITA. |
Nhà cung cấp công nghệ đa quốc gia SITA cho biết, hệ thống này giúp giảm thời gian xếp hàng và giảm khoảng cách xã hội hơn. Công nghệ này xử lý hơn 400 hành khách lên máy bay Airbus A380 tại sân bay trong vòng chưa đầy 20 phút.
Ông Sumesh Patel Chủ tịch SITA khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Công nghệ sẽ là nền tảng cho một hành trình liền mạch. Với việc triển khai tại Bắc Kinh, Trung Quốc”.
Mặc dù, những nỗ lực của các hãng hàng không và sân bay nhằm bảo vệ sức khỏe của du khách ở một mức độ nào đó có thể giảm bớt nỗi sợ hãi khi đi du lịch cho một số người, nhưng "không có biện pháp nào khác tốt hơn việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ và loại bỏ virus vĩnh viễn", theo bà Joanna Lu, người đứng đầu bộ phận tư vấn châu Á của công ty phân tích hàng không Ascend của Cirium.
Yếu tố cơ bản của việc nối lại giao thông hàng không là việc hai nước công nhận hệ thống và tiêu chuẩn y tế của nhau, cũng như các tiêu chuẩn chia sẻ thông tin. Nếu không có điều này sẽ khó đạt được bất kỳ thỏa thuận song phương nào về du lịch hàng không vì vẫn chưa có giải pháp thực sự để đối phó với virus.
Có thể bạn quan tâm:
► Airbus đặt mục tiêu cho máy bay chạy bằng hydro, không phát thải vào năm 2035
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Quốc Cường (Nguồn: TTX)