Hủy
Thế giới

Venezuela có thể lạm phát lên mức 1 triệu phần trăm

Thái Bình Thứ Tư | 25/07/2018 15:15

Reuter

 
 
Tình hình mà quốc gia Nam Mỹ này đang trải qua tương tự như tình trạng kinh tế của Đức năm 1923 và Zimbabwe năm 2000.

Venezuela là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới

Từng một thời giàu có, vì sao Venezuela giờ đây rơi vào đói khổ?


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa dự báo lạm phát hàng năm của Venezuela có thể lên mức 1 triệu phần trăm trong năm 2018, đồng thời so sánh tình hình mà quốc gia Nam Mỹ này đang trải qua tương tự như tình trạng kinh tế của Đức năm 1923 và Zimbabwe năm 2000.

Theo Giám đốc phụ trách khu vực Tây bán cầu của IMF Alejandro Werner, kinh tế Venezuela trong năm 2018 sẽ giảm 18%.

Ông Werner cũng thừa nhận rằng đối với một nền kinh tế như của Venezuela “sẽ rất khó để dự đoán điều gì sẽ xảy ra giữa hiện tại và vào tháng 12 tới,” bởi “bất kỳ thay đổi nào đều có liên quan rất lớn tới dự báo này.”

Các chuyên gia của thể chế tài chính này cũng lo ngại rằng Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro sẽ mở rộng tiền tệ, phương thức được cho là nguyên nhân hàng đầu làm phát phi mã trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Cũng theo IMF, tình trạng siêu lạm phát, cùng với sự sụp đổ của hoạt động kinh tế, tình hình cung cấp hàng hóa công ngày càng đi xuống, cũng như sự khan hiếm lương thực đã khiến cho lượng người di cư từ Venezuela sang các nước khác ngày càng lớn.

Các số liệu của OPEC cũng cho thấy sản xuất dầu của Venezuela đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua, với 1,5 triệu thùng/ngày vào tháng 6 vừa qua. Venezuela có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới và 96% thu nhập của nước này là từ bán dầu. 

Venezuela co the lam phat len muc 1 trieu phan tram
Theo IMF, lạm phát ở Venezuela có thể vượt 1.000.000%

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cáo buộc Mỹ và châu Âu phát động cuộc chiến tranh kinh tế chống Venezuela khiến kinh tế nước này rơi vào tình cảnh khó khăn. 

IMF cũng nhận định, nếu không tính Venezuela, kinh tế khu vực Mỹ Latin "tiếp tục phục hồi" nhờ tiêu dùng tăng, theo đó tăng trưởng khu vực dự kiến đạt 2,3% năm nay và 2,8% năm 2019.

Theo người đứng đầu phụ trách Tây Bán cầu của Quỹ tiền tệ Quốc tế Alejandro Werner, những bất ổn kinh tế của Venezuela có thể so sánh với Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất và Zimbabwe đầu thập kỉ trước. Ông cũng cảnh báo, những bất ổn kinh tế nghiêm trọng tại Venezuela có thể tác động sang các nước láng giềng.

"Tăng cường đầu tư vào phục hồi nền kinh tế Venezuela” là một trong những ưu tiên của Tổng thống Nicolas Maduro, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của nước này trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông (2019 - 2025).

Chính phủ Venezuela thời gian qua cũng đã tiến hành một loạt cuộc gặp các nhà ngoại giao của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), kêu gọi các nước này tìm hiểu và nắm bắt cơ hội đầu tư tại quốc gia Nam Mỹ này.

Tại Caracas, giá đã thay đổi nhanh chóng theo ngày đến mức một số thương lái đã từ chối nhận đồng nội tệ bolivar. Đồng tiền này cũng đang dần mất giá trên thị trường chợ đen, với tỉ giá 1 USD đổi được 3,5 triệu bolivar.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho rằng nền kinh tế Caracas rơi vào tình trạng trì trệ là do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và các thế lực thù địch gây nên.

Ông Werner cho biết những dự đoán của IMF dựa trên dữ liệu trước đó và rất khó để đưa ra được một con số chính xác tuyệt đối. Ông cũng lưu ý rằng mọi sự thay đổi từ nay tới tháng 12 đều có thể khiến các chỉ số dự đoán này thay đổi theo.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới