Việt Nam, Philippines "hâm nóng" nhu cầu LNG tại Đông Nam Á
Lô LNG nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam đã cập cảng Thị Vải của PetroVietnam Gas trong tháng này. Ảnh: Yuji Nitta.
Việt Nam và Philippines đã bắt đầu nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, thể hiện xu hướng trên toàn Đông Nam Á, biến khu vực này thành một thị trường lớn khi nhiều nước sử dụng loại nhiên liệu này thay thế cho than đá.
Ngày 10/7, con tàu chở LNG nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam đã cập cảng LNG Thị Vải ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phía Nam. Chuyến hàng bao gồm 70.000 tấn LNG của Indonesia được mua bởi PetroVietnam Gas.
Công ty cho biết cảng Thị Vải có công suất 1 triệu tấn hàng năm và sẽ tiếp nhận tới 15 tàu chở dầu mỗi năm.
“LNG sẽ là sản phẩm chính của công ty trong tương lai”, Giám đốc điều hành PV Gas Phạm Văn Phong cho biết và nói thêm, công ty sẽ đầu tư 8,24 tỉ USD vào năm 2030 cho bể chứa và hệ thống phân phối.
Việt Nam có kế hoạch loại bỏ dần điện than sử dụng nhiều carbon theo quy hoạch năng lượng quốc gia đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt vào tháng 5. Để giúp bù đắp sự thay đổi, Việt Nam đặt mục tiêu LNG chiếm khoảng 15% sản lượng điện theo công suất vào năm 2030, tăng từ mức 0% hiện nay.
PV Gas sẽ tăng công suất tại cảng Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm. Công ty sẽ xây dựng một nhà ga thứ hai ở tỉnh Bình Thuận, cũng ở phía nam, và đang tìm kiếm một địa điểm khác ở khu vực phía bắc, miền trung cho cơ sở thứ ba, ông Phạm Văn Phong nói.
Philippines cũng đã có chuyến nhập khẩu nhiên liệu đầu tiên khoảng một tháng trước Việt Nam, tại một nhà ga ở Batangas trên đảo Luzon phía bắc, để sử dụng cho một nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Việc mua bán được xử lý bởi AGP International Holdings, được hỗ trợ bởi Osaka Gas và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
Một đơn vị của tập đoàn địa phương Lopez Group đã hợp tác với Tokyo Gas để bắt đầu mua nhiên liệu.
Việt Nam và Philippines đang sử dụng LNG như một phần trong nỗ lực khử carbon. Pin lưu trữ, chìa khóa để áp dụng năng lượng tái tạo, vẫn chưa phổ biến tại các quốc gia này, khiến có rất ít lựa chọn để đảm bảo cung cấp điện ổn định trong khi hạn chế sự phụ thuộc vào than đá.
Tại những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, Singapore và Malaysia đã bắt đầu nhập khẩu LNG vào những năm 2010, Myanmar cũng đã nhập khẩu vào năm 2020. Còn Campuchia đang chuẩn bị nhận các lô hàng, với kế hoạch ba bước để thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu LNG trong nước.
Trong khi đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á tự sản xuất khí đốt tự nhiên, nhưng phần lớn trữ lượng của khu vực, bao gồm cả mỏ khí đốt Malampaya ở Philippines, dự kiến sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết, việc nhập khẩu LNG cùng lúc với phát triển các mỏ khí đốt mới đóng vai trò rất quan trọng.
Theo Nikkei Asia, khi các chuyến hàng đến Đông Nam Á tăng lên, Nhật Bản, Trung Quốc và phần còn lại của Đông Á dự kiến sẽ chiếm khoảng 30% nhu cầu toàn cầu - giảm từ mức khoảng 50% hiện nay. Nhu cầu toàn cầu có thể vượt quá nguồn cung vào khoảng năm 2030 và khả năng giá cả tăng cao trong dài hạn sẽ xuất hiện ở nhiều quốc gia.
Trong khi việc xây dựng một kho cảng LNG hoặc nhà máy điện LNG quy mô lớn có thể cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Các quốc gia có xếp hạng tín dụng thấp hơn có thể gặp khó khăn trong việc gây quỹ cần thiết để phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
Các ngân hàng châu Á có khả năng giảm lãi suất trước FED
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Quốc Cường (Nguồn: TTX)