Vì sao chưa có ông lớn nào thống trị về thương mại điện tử tại Đông Nam Á?
Ảnh: news.cgtn.com
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bùng nổ mua sắm trực tuyến
Nikkei Asia Review trích dẫn báo cáo của công ty tư vấn Bain and Co cho biết rằng, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng chi tiêu trên nền tảng số tại Đông Nam Á trong 5 năm tới.
Theo báo cáo, chi tiêu trên nền tảng số tại khu vực sẽ đạt 120,9 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với mức 31,3 tỷ USD vào năm 2018.
Kết quả khảo sát từ 13.000 người tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cho thấy, tầng lớp trung lưu mới nổi trong khu vực sẽ đóng góp 70% đến 80% mức tăng trưởng của tiêu dùng kỹ thuật số. Trong đó, Indonesia đang là nước có lượng người tiêu dùng lớn nhất. Số người chi tiêu trên nền tảng số tại quốc gia này đã tăng từ 64 triệu trong năm 2017 lên 102 triệu vào năm 2018.
ông Praneeth Yendamuri, đối tác quản lý của Bain, cho biết, việc số hóa nhanh chóng tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã khiến các quốc gia này có thể trở thành những nước dẫn đầu về chi tiêu kỹ thuật số của khu vực: "Nếu bạn để ý tới Thái Lan và Việt Nam, họ đang tăng trưởng rất nhanh. Chúng tôi tin rằng, Thái Lan và Việt Nam cộng lại, sẽ đạt quy mô tương đương hoặc lớn hơn Indonesia vào năm 2025”.
Trong giai đoạn 2017 – 2018, lượng khách hàng trên nền tảng số của Thái Lan đã tăng từ 21 triệu lên 34 triệu người. Trong khi đó, tại Việt Nam con số này đã tăng từ 38 lên 45 triệu người. Ước tính lượng khách hàng trong nền kinh tế số của Đông Nam Á sẽ đạt 310 triệu người vào năm 2025.
Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng chi tiêu trên nền tảng số tại Đông Nam Á trong 5 năm tới. Ảnh: Vietnambiz |
Chưa có một ông lớn thống trị trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á
Nghiên cứu của Facebook-Bain chỉ ra, chi tiêu trung bình một người ở Đông Nam Á cho thương mại điện tử sẽ tăng lên 390 USD vào năm 2025, từ mức 125 USD vào năm 2018. Các sản phẩm được mua nhiều nhất gồm quần áo, sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp.
Ông Yendamuri, nhà nghiên cứu tại Bain cho biết rằng, người Đông Nam Á sẽ không cân nhắc quá nhiều khi đưa ra quyết định mua hàng. Có tới 54% khách hàng mua hàng trực tuyến vì họ thấy thích.
Nghiên cứu của Bain-Facebook cho thấy 67% người tham gia khảo sát không biết chính xác mình sẽ mua gì trước khi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, trong tương lai, xu hướng này sẽ thay đổi, khách hàng sẽ lên kế hoạch mua sắm, khi họ thấy thoải mái và tin tưởng hơn với thương mại điện tử.
Mặc dù vậy, báo cáo cũng cho thấy người tiêu dùng ở Đông Nam Á ít có tính trung thành khi họ thường tham khảo từ 3 website trở lên trước khi mua một thứ gì đó. Đây cũng là một trong những lý do vì sao chưa có một ông lớn thống trị trong mảng TMĐT ở khu vực này, báo cáo lưu ý.
Kết quả khảo sát từ 6 quốc gia cho thấy, hơn 50% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng mua từ nhiều thương hiệu khác nhau. 86% khách hàng nói sẽ so sánh giá sản phẩm trên các kênh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline - từ các cửa hàng vật lý) trước khi mua hàng.
Đáng chú ý, hơn 40% người dùng cho biết họ đã mua từ một cửa hàng trực tuyến chưa từng biết đến trước đó trong một năm trở lại đây. Lý do hàng đầu cho quyết định mua hàng là các đánh giá tích cực từ người dùng, khuyến mại và sản phẩm thú vị.
Tăng trưởng tiêu dùng ở Đông Nam Á được kì vọng sẽ là "mỏ vàng" cho các ông lớn mạng xã hội trên phương diện doanh thu quảng cáo. Sandhya Devanathan, giám đốc Facebook Singapore, chia sẻ gã khổng lồ mạng xã hội hi vọng có thể củng cố mối quan hệ của mình với các nhà bán hàng trong tương lai.
►Cuộc chiến “hậu cần” thương mại điện tử
►Từ tài xế xe tải trở thành tỷ phú nhờ hợp tác với Amazon
►Nông sản lên sàn thương mại điện tử
Nguồn Nikkei Asia Review
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Lam Ngọc
-
Nguyễn Mai
-
Bà Hồ Thúy Ái, CTCP Quản lý Quỹ Phú Hưng