Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng PMI tháng 5 của ASEAN
→PMI tháng 3 của Việt Nam giảm xuống 51,6 điểm
Chỉ số sản xuất ASEAN, hoặc chỉ số PMI, đã tăng lên 51,5 trong tháng 5 từ mức 51,0 trong tháng 4, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2014.
Lĩnh vực sản xuất ASEAN đã lấy lại được đà tăng trưởng vào thời điểm giữa quý II. Chỉ số PMI toàn phần tăng từ 51,0 điểm trong tháng 4 lên 51,5 điểm trong tháng 5, báo hiệu sức khỏe lĩnh vực sản xuất đã cải thiện tháng thứ năm liên tiếp.
Dữ liệu tháng 5 cho thấy 6 trong 7 quốc gia được khảo sát cho biết có sự cải thiện về các điều kiện sản xuất. Việt Nam đã thay thế Myanmar dẫn đầu bảng xếp hạng PMI ngành sản xuất ASEAN khi lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 5.
Philippines đứng thứ 2 sau khi có mức cải thiện rõ rệt. Sức khỏe ngành sản xuất của Myanmar đã cải thiện chậm hơn so với tháng 4, do đó quốc gia này đã trượt về vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Singapore và Indonesia đã tiếp tục đà tăng trưởng của tháng 4 khi cả hai quốc gia có các điều kiện sản xuất cải thiện mạnh hơn trong tháng 5.
Thái lan đã tăng trưởng trở lại lần đầu tiên trong ba tháng. Malaysia là quốc gia duy nhất báo hiệu suy giảm sức khỏe lĩnh vực sản xuất và tốc độ giảm là mạnh nhất trong gần một năm. Tháng 5 tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu cho thấy nhu cầu mạnh lên trong khu vực. Dữ liệu khảo sát cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2014, được hỗ trợ bởi doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng.
Bernard Aw, nhà kinh tế học chính tại IHS Markit, đứng đầu cuộc khảo sát cho biết: "Đà tăng trưởng cơ bản đã tăng lên trong những tháng gần đây, đặc biệt là về mặt kinh doanh. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị ảnh hưởng bởi chi phí. Một số nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu mỏ và kim loại, cũng như thiếu hụt toàn cầu, tiếp tục đẩy chi phí của các công ty lên cao hơn".
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn đã khuyến khích các nhà sản xuất trong khu vực tăng sản lượng. Sản lượng đã tăng nhanh nhất trong gần 4 năm trở lại đây.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất tăng lên, các công ty đã tăng hoạt động mua hàng trong tháng 5. Phù hợp với xu hướng của sản lượng, hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã tăng thành mức cao nhất của gần 4 năm qua.
Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng tiếp tục tạo áp lực cho chuỗi cung ứng. Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng.
Mặc dù hoạt động mua hàng và sản lượng tăng, tồn kho của cả hàng hóa đầu vào và hàng hóa thành phẩm tiếp tục giảm, tuy nhiên mức giảm chỉ là nhẹ. Chi phí đầu vào của các công ty tiếp tục tăng vào giữa quý II.
Tốc độ tăng giá đã nhanh hơn so với tháng 4 và trở thành mức tăng cao nhất trong năm qua. Tất cả bảy quốc gia khảo sát báo cáo giá cả đầu vào tăng, mặc dù Thái lan chỉ có mức tăng nhẹ.
Philippines tiếp tục cho biết chi phí đã tăng ở mức mạnh nhất. Do vậy, giá bán hàng trung bình tiếp tục tăng, với Philippines một lần nữa ghi nhận mức tăng giá xuất xưởng mạnh nhất. Mức độ lạc quan trong khu vực về triển vọng năm tới đã cải thiện trong tháng 5 với chỉ số sản lượng tương lai tăng thành mức cao của 3 tháng.
Nguồn Nikkei
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam