Hủy
Công Nghệ

Liên minh Samsung- Vietnamobile- FPT Retail

Mạnh Đức Thứ Năm | 14/12/2017 08:27

Nikkei

Mục tiêu quan trọng nhất của Samsung là duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường.
 

Samsung Electronics Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược để làm tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm điện thoại thông minh của hãng so với các thương hiệu Trung Quốc ở nông thôn.

Vào ngày 12.12, Samsung Việt Nam đã thông báo thỏa thuận với FPT Retail và Vietnamobile. Cả 3 sẽ cùng kết hợp điện thoại và kết nối tốc độ cao với các gói cước phải chăng, nhắm đến thị trường nông thôn, vốn do các thương hiệu Trung Quốc như như Oppo, Xiaomi và Huawei thống trị.

Liên minh này đã tiến hành  thử nghiệm chương trình này các cửa hàng bán lẻ FPT vào tháng 10. Theo đó, khách hàng mua điện thoại Samsung sẽ được mua điện thoại với giá ưu đãi, nhưng phải cam kết sử dụng gói cước 3G của Vietnamobile trong vòng 12 tháng. Đây là một cách tiếp cận hơi bất thường, nơi mà phần lớn người tiêu dùng quen với việc sử dụng dịch vụ trả trước.

Cả ba cho rằng đây là cơ hội để tăng doanh thu bằng cách "xã hội hóa điện thoại thông minh" hay nói cách khác, là giúp công chúng dễ tiếp cận với thiết bị công nghệ hơn.

Chương trình sẽ áp dụng cho 70% mẫu điện thoại Samsung được bán tại Việt Nam, giá từ 200 USD đến hơn 1.000 USD. Khách hàng sẽ  được giảm giá bán tối đa lên đến 350USD so với mức giá thông thường, theo thông báo.

Khoản tiền kí quỹ ban đầu cho một chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 8 là  14.490.000 đồng, thấp hơn  hơn 36% so với giá niêm yết là 22.490.000 đồng, Phó Tổng Giám đốc FPT Retail, ông Nguyễn Việt Anh, phát biểu tại sự kiện ra mắt. Sau đó, người dùng sẽ phải trả 888.000 đồng/tháng trong một năm.

Người tham gia chương trình sẽ nhận được 60GB dữ liệu tốc độ cao mỗi tháng, thời gian gọi nội mạng lên đến 400 phút và 6000 phút ngoại mạng. Ngoài ra,  người dùng sẽ có thể lướt Facebook miễn phí.

Phân chia thành thị-nông thôn

Samsung là thương hiệu smartphone hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 1/3 giá trị thị trường trên 5 tỷ USD mỗi năm. Trong 10 tháng đầu năm 2017, Samsung đã thu được khoảng 30% doanh số 11 triệu chiếc được bán trên toàn quốc.

Tuy nhiên, người dùng Samsung tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Các hãng điện thoại như Oppo, Xiaomi và Huawei đã thống trị thị trường nông thôn. Nếu Samsung muốn tăng cường sự hiện diện tại  thị trường này, hãng phải thay đổi chiến lược marketing.

Đây là một ưu tiên vì Việt Nam là nơi đặt nhà máy sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Samsung. Các nhà máy lắp ráp khoảng 200 triệu điện thoại thông minh cho thị trường toàn cầu, bao gồm dòng điện thoại cao cấp Galaxy.

 "Mục tiêu quan trọng nhất của Samsung là duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường", ông Trần Tuấn Thông, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc ngành hàng thiết bị di động và viễn thông của Samsung Việt Nam nói với phóng viên của Nikkei Asian Review.

Samsung vẫn bán được khoảng 10 triệu điện thoại phổ thông tại Việt Nam mỗi năm, và mục tiêu đầu tiên của Samsung là thuyết phục những người mua chuyển sang điện thoại thông minh của mình. Hiện tại, Việt nam mới có khoảng 50 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, và vì thế cơ hội gia tăng người dân sử dụng smartphone ở nông thôn là vẫn rất hứa hẹn.

Năm 2018, Samsung dự kiến ​​sẽ tung ra thêm các chương trình kích thích bán hàng tại khu vực nông thôn, hợp tác với các nhà mạng khác như Viettel và Mobifone. Đặc biệt, hãng kì vọng sẽ thúc đẩy việc bán các dòng điện thoại cấp thấp có giá từ 130USD tới 220USD.

Việc bán điện thoại thông minh kèm gói cước cam kết, cùng với một khoản kí qũy rất phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Vương quốc Anh và Singapore. Nhưng ở Việt Nam, nơi mà 95% trong tổng số 130 triệu người sử dụng điện thoại di động đang sử gói cước trả trước. Samsung và các đối tác Việt Nam hy vọng giành thêm thị phần từ những khách hàng trên.

Nhưng nhiều công ty địa phương đã từng thất bại với cách làm nay, một phần do không thể kiểm soát rủi ro. Phần lớn khách hàng ở Việt Nam đều trả trước, rất ít người trong số họ có dữ liệu về khả năng thanh toán.

Để tránh rơi vào cái bẫy, FPT Retail đã tìm ra một giải pháp dựa trên công nghệ của Samsung, cho phép nhà bán lẻ đối phó với người sử dụng không thể thực thi các điều khoản của hợp đồng.

Nguồn Nikkei


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới