Thoát lời nguyền bong bóng, năm 2020 thị trường bất động sản lo ngại đóng băng
Ảnh: Tienphong.vn
Năm 2019, bất động sản thoát lời nguyền “chu kỳ vỡ bong bóng”
Năm 2018, những biến động về giá, giao dịch, nguồn cung đã bùng phát từ Bắc vào Nam. Nguồn vốn đổ vào bất động sản, sự tăng giá chóng mặt của bất động sản đặc khu tương lai lan rộng sang các tỉnh lẻ đẩy tốc độ tăng ở một số nơi cá biệt lên tới 200 - 300% trong năm 2018. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, nhiều chuyên gia lo ngại rằng, chu kỳ “tăng nóng rồi sẽ vỡ” sẽ lặp lại vào năm 2019.
Tại Diễn đàn “Thị trường bất động sản 2018: Tác động từ chính sách”, ông Trần Kim Chung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế trung ương - cảnh báo đã có 8 trên 10 dấu hiệu của bong bóng bất động sản. 8 dấu hiệu mà ông Chung nêu ra bao gồm: giao dịch, giá cả, số lượng các công trình khởi công, địa bàn triển khai tăng, chủ thể tham gia thị trường, quy mô, giá trị dự án, nguồn tiền vào các dự án bất động sản.
"Chỉ còn 2 dấu hiệu nữa là thị trường sẽ chạm ảnh hưởng vào khủng hoảng 2008-2009. Đó là đầu tư công và nguồn vốn xây dựng nhà đất cũng tăng. Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm với các nhà đầu tư trong việc quyết định có nên mua hay không", ông nói.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng đưa ra dự đoán rằng, với những dấu hiệu hiện tại, bong bóng bất động sản sẽ xảy ra vào năm 2019.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Hiếu phân tích, bất kỳ 1 sản phẩm nào, ở lĩnh vực nào mà giá trị tăng lên 100% đều sẽ xảy ra khủng hoảng. Nếu tăng 10% là bình thường, từ 20 - 50% là đã tăng cao, từ 50 - 70% là tăng quá cao và tăng 100% sẽ xảy ra bong bóng bất động sản. Vì cầu thì có giới hạn còn nguồn cung vẫn tiếp tục đổ ra. Giá cứ tăng nhưng cầu thì ngưng, ngược lại, cung vẫn tăng... thì hậu quả là bong bóng bất động sản sẽ xuất hiện.
Lo ngại là vậy, song trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, bong bóng bất động sản đã không xảy ra.
Lo ngại thị trường đóng băng
Mặc dù năm 2019, bong bóng bất động sản không sảy ra, song sự chững lại của thị trường đã kheiens nhiều chuyên gia và các nhà dầu tư lo ngại về kịch bản thị trường đóng băng trong năm 2020.
Giới chuyên gia nhận định, năm 2019 được coi là một năm khó khăn của thị trường bất động sản khi các dự án bị “ách tắc, đứng hình”, nguồn cung khan hiếm, khiến giá nhà đất bị đẩy lên cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng khốn đốn vì chi phí vốn đội lên nhiều lần, lãi vay ngân hàng tăng và đặc biệt là bị mất cơ hội kinh doanh.
Ông Nguyễn Trần Nam, chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, từ cuối năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản đang gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý III/2019, thị trường bất động sản vẫn đi theo chiều hướng giảm, nhất là Hà Nội, TP.HCM. Đơn cử, tại Hà Nội, ở phân khúc căn hộ, nếu so với quý II/2019, tổng số sản phẩm mới được chào bán ra thị trường ở quý III/2019 đã giảm hơn 2.200 căn và giảm hơn 4.000 căn so với cùng kỳ năm 2018.
Ở các tỉnh, thành lân cận với Hà Nội, dù được đánh giá như những “miền đất hứa”, nhưng nguồn cung và tỷ lệ giao dịch thành công cũng không mấy khả quan. Tại các địa bàn mới như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… lượng cung bất động sản cũng tương đối ít…
Cùng với đó, các vụ việc như Cocobay vỡ trận cam kết lợi nhuận, hàng loạt các dự án ma bị phanh phui khiến thị trường càng rơi vào trầm lắng.
Trước đó, tại Diễn đàn Bất động sản thường niên 2019 do Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam tổ chức vừa qua, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, chính sách tín dụng không thể lúc đóng lúc mở thiếu lộ trình bởi bất động sản là lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và đưa ra chính sách đóng bất động sản sẽ dẫn tới nguy cơ về đóng băng.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế tài chính Huỳnh Trung Minh đánh giá, thị trường bất động sản có cảm giác đóng băng vì dù giá bị đẩy lên nhưng không có giao dịch thực. Cộng thêm việc siết vốn, trong thời gian tới thị trường bất động sản khó khăn sẽ chồng chất khó khăn, ông Minh dự báo.
►Thị trường bất động sản 2020: Khó càng thêm khó
►Toàn cảnh thị trường bất động sản 2019: Sốt đất cục bộ, bùng phát dự án ma
►Thị trường đất nền 2019: Giao dịch giảm mạnh sau cơn sốt đất
Nguồn Tổng hợp
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Văn Kim
-
Hà Cúc