Tăng trưởng kinh tế chậm lại đe dọa đà tăng của chứng khoán thế giới
Ảnh: Al Jazeera.
Chứng khoán Mỹ và châu Âu đều có tuần giảm giá mạnh nhất kể từ những ngày đen tối nhất của đợt bán tháo tháng 12.
Trong khi tuần rồi kết thúc với sự thay đổi lập trường chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Tổng thống Donald Trump dự đoán một đà tăng giá mạnh chứng khoán Mỹ sau khi thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, chứng khoán giảm là dấu hiệu cho thấy sau một đợt tăng mạnh kéo dài hai tháng, nhà đầu tư sẽ không còn nhiệt tình với việc chấp nhận rủi ro để đầu tư vào cổ phiếu.
Cũng trong phiên cuối tuần, chỉ số Shanghai Composite chốt phiên giảm tới 4,4%, đà mạnh nhất từ đầu năm. Chỉ số này hiện về dưới 3.000 điểm - mốc mới vượt qua hôm thứ 4.3. Giới phân tích cho rằng đà bán tháo này sẽ tăng tốc sau số liệu thương mại cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu hơn dự báo trong tháng 2.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index cũng có phiên cuối tuần trong sắc đỏ khi mất gần 9 điểm xuống mức 985,25 điểm. Trong khi đó, CTCP Chứng khoán Rồng Việt cũng dự báo tăng trưởng GDP trong quý I/2019 sẽ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, và lạm phát hạ nhiệt. Giới phân tích cũng đề cập đến sự giảm tốc của Samsung như là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Biến động chỉ số VN-Index. Ảnh: VN-Direct. |
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư dường như đang rút tiền từ cổ phiếu và đổ vào trái phiếu. Và các quỹ định lượng theo xu hướng đang cắt giảm các vị thế vào chứng khoán cổ phần tại Mỹ.
→Sản lượng Samsung suy giảm, sản xuất công nghiệp Việt Nam gặp khó
Một phần là vì lý do vĩ mô. Chất xúc tác tích cực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dừng thắt chặt tiền tệ đã được phản ánh vào giá, nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến bức tranh kinh tế đang xấu đi. Dữ liệu việc làm của Mỹ được công bố tuần rồi không đạt mức kì vọng của giới phân tích, mức giảm mạnh nhất trong hơn một năm.
“Một thỏa thuận thương mại sẽ hỗ trợ thị trường, nhưng một khi thỏa thuận được công bố, những người tham gia thị trường sẽ tập trung lại vào PMI và thu nhập của công ty một lần nữa”, ông Petra Pflaum, đồng giám đốc của EMEA tại DWS Group GmbH, quản lý khoảng 744 tỉ USD. Ông nói thêm: “Các chỉ số toàn cầu đã yếu hơn so với dự kiến, và đó là tiếng chuông báo động”.
Một yếu tố làm gia tăng sự mong manh của đà tăng giá cổ phiếu năm nay là một thực tế rằng nó đã được dẫn dắt bởi các cổ phiếu vốn sẽ chịu rủi ro nhiều hơn với sự suy thoái kinh tế. Nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi. Ở châu Âu, cổ phiếu các ngành nhạy cảm về kinh tế đang có biến động không tích cực trở lại khi lợi nhuận giảm.
Sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ giữ mức lãi suất thấp kỷ lục ít nhất là đến năm 2019 và cấp các khoản vay mới cho các ngân hàng, cổ phiếu ban đầu tăng, trước khi giảm mạnh xuống mức thấp khi các nhà đầu tư tập các vấn đề khác chứ không phải là việc nới lỏng tiền tệ nữa.
Tất nhiên, một thỏa thuận thương mại giữa hai siêu cường thế giới vẫn có thể thúc đẩy một đợt tăng giá, nhưng ngay cả điều đó cũng không quá bất ngờ. Mặc dù một thỏa thuận có thể bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, nhưng nó vẫn không thể bao gồm các vấn đề nhức nhối hơn như sở hữu trí tuệ và chương trình Made in China 2025, ông Goyon nói.
Các nhà đầu tư đã duy trì lập trường tăng giá trên thị trường chứng khoán toàn cầu và Mỹ dựa trên các yếu tố cơ bản có thể sẽ có trải qua một thử thách thực sự, theo Mas Masariari Takada, một chiến lược gia định lượng tại Nomura, đã viết trong một ghi chú. Ông nói thêm: “Có nguy cơ rằng những kỳ vọng tại Phố Wall sẽ trở nên bi quan hơn khi nhà đầu tư quay lưng với đợt tăng giá mạnh của cổ phiếu rủi ro trong hai tháng qua”.
Nguồn Bloomberg/Tổng hợp
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư