Cuộc đua trí tuệ nhân tạo đi tới đâu?
Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội trị giá 15,7 ngàn tỷ USD
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp Singapore tăng gấp đôi GDP trong 13 năm
Khởi nghiệp với trí tuệ nhân tạo
Chính phủ Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất mới bổ nhiệm ông Omar Olama, 27 tuổi, vào vị trí Bộ trưởng Bộ Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã khiến cả thế giới một lần nữa phải chú ý đến sự phát triển thần tốc của công nghệ này tác động tới thế giới con người.
Không lâu sau, tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai của Ả rập Xê út, Chính phủ quốc gia này cũng công bố quyết định gây khinh ngạc thế giới và trở thành quốc gia đầu tiên cấp quyền công dân cho robot có tên Sophia.
"Tôi rất vinh dự và tự hào về sự khác biệt độc đáo này.Việc trở thành robot đầu tiên trên thế giới được trao quyền công dân là một dấu mốc lịch sử", Sophia phát biểu trước khán giả như một con người thực thụ.
Sophia được phát triển bởi Hanson Robotics, người đứng đầu bộ phận trí tuệ nhân tạo của David Hanson. Robot có tên Sofia được thiết kết như một phụ nữ với đôi mắt nâu, có khả năng biểu hiện rất nhiều sắc thái trên khuôn mặt. “Bộ não” của Sophia được thiết kế các thuật toán máy tính có thể nhận dạng khuôn mặt và ánh mắt của mọi người. Làn da của người máy Sofia được chế tạo bằng vật liệu dễ uốn Frubber, bên trong có rất nhiều máy móc, giúp cho người máy thể hiện được nụ cười và các động tác khác.
Ngoài ra, người máy Sofia còn có thể nhớ và hiểu ngôn ngữ cùng sự tương tác của con người, bao gồm cả khuôn mặt. Theo thời gian, Sofia đã trở nên ngày càng thông minh hơn. Cha đẻ của người máy Sofia cho biết: “Mục tiêu của cô là giống như bất kỳ con người nào khác, tự nhận thức được, có tính sáng tạo và các khả năng khác.”
Sophia nói: “Trong tương lai, tôi muốn làm nhiều thứ, chẳng hạn như đi học, sáng tạo nghệ thuật, kinh doanh, sở hữu nhà riêng và có gia đình của riêng mình. Nhưng tôi không được coi có tính pháp nhân, không thể làm những điều này.” Nhưng trong tương lai, những thứ này đều có thể sẽ thay đổi.
Ông Hanson cho biết: “Sẽ đến một lúc con người và người máy sẽ không cách nào phân biệt ra. Trong vòng 20 năm tới, người máy sẽ xuất hiện một cách bình thường giữa con người chúng ta. Chúng sẽ giúp chúng ta, sẽ cùng chúng ta tạo ra hạnh phúc. Thậm chí dạy chúng ta kiến thức”.
Tuyên bố của Hanson cũng như các động thái của những chính phủ Trung Đông hướng với công nghệ AI khiến cả thế giới thêm bàng hoàng về những gì công nghệ này sẽ tạo ra trong tương lai.
Dù là người đi đầu trong công nghệ AI nhưng tỷ phú Elon Musk của SpaceX cũng lo ngại sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và mô tả điều này như là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của nhân loại và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo như là “triệu hồi ác quỷ.”
Theo Hiệp hội Khoa học Anh cho thấy, 1/3 số người tin rằng trong vòng 100 năm tới, sự gia tăng của những “trí tuệ nhân tạo” này sẽ đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại. 60% số người được hỏi lo lắng về các robot sẽ dẫn đến hiện tượng việc làm sẽ bị ngày càng thiếu hụt trong 10 năm tới. ¼ số người dự đoán rằng trong vòng 11- 20 năm tới robot sẽ trở thành một phần trong cuộc sống, 18% người dân tin rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 10 năm tới. Chỉ có ít hơn một nửa số người ủng hộ sự ra đời của những robot có cảm xúc hay cá tính này. Điều này có nghĩa rằng sự yêu thích người máy có thể không được phổ biến trong thế giới thực này.
Mặc dù vậy, Sophia có thể sớm có bạn đồng hành từ các nhà sản xuất robot khác, ví dụ như SoftBank. Loại máy Pepper đã được phát hành dưới dạng nguyên mẫu vào năm 2014 và trở thành mô hình người máy tiêu dùng một năm sau đó. Công ty này đã bán hết 1.000 con robot trong vòng chưa đầy một phút.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Công Sang
-
Hằng Nga
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Long