Hủy
Công Nghệ

Now lấy công làm thủ trong thị trường giao nhận

Huy Vũ Thứ Sáu | 05/10/2018 11:30

Now tập trung cho dịch vụ giao đồ ăn. Ảnh: Quý Hòa

 
 
Now, tiền thân của Foody.vn, âm thầm tung ra dịch vụ gọi xe máy để cạnh tranh với Grab, Go-Viet.

Now, tiền thân của Foody.vn, âm thầm tung ra dịch vụ gọi xe máy để cạnh tranh với Grab, Go-Viet.

Now có xuất phát điểm là website đánh giá quán ăn, sau thời gian đơn vị này đã phát triển thêm nhiều vệ tinh như website đặt bàn TableNow, phần mềm quản lý nhà hàng FoodyOS…

Lấn sân gọi xe

Cách đây không lâu, Now đưa ra lời mời gọi các tài xế cho Now Moto, dịch vụ gọi xe máy tương tự Grab và Go-Viet. Cho đến nay, thông tin này chỉ dừng ở việc tuyển dụng nội bộ và chưa công bố ra bên ngoài. Thông điệp tuyển dụng của Now Moto đưa ra trong bối cảnh phần lớn thị trường gọi xe máy ở Việt Nam đang thuộc về Grab (Malaysia) và Go-Viet (thuộc Go-Jek, Indonesia).

Các công ty trong nước như Aber, LaLa (Scommerce) đều chưa tạo được đột phá trong sân chơi với các doanh nghiệp được định giá hàng tỉ USD ở Đông Nam Á. Tháng 10 năm ngoái, Now đã được Sea (Singapore) mua lại với giá hơn 60 triệu USD. Nếu Now tham gia trong thời gian tới, sẽ là công ty thứ 3 được hậu thuẫn bởi một trong các doanh nghiệp được có định giá hơn 4 tỉ USD ở Đông Nam Á.

Now lay cong lam thu trong thi truong giao nhan
 

Có 2 lý do chính để Now chuyển sang mảng gọi xe. Đầu tiên là từ năm 2014, đơn vị này đã vận hành mảng giao nhận thức ăn là Delivery Now. So với việc vận chuyển hành khách, giao đồ ăn của Delivery Now phức tạp hơn nhiều nên việc mở rộng không quá khó với Công ty. Thứ 2 là cả Grab và Go-Viet cũng đã lấn sang dịch vụ giao đồ ăn. Gần đây nhất, Zalo (VNG) cũng bắt đầu thử nghiệm dịch vụ này. Đặc biệt là Grab còn chuẩn bị tung ra dịch vụ giao hàng tạp hóa GrabFresh trong thời gian tới. Do đó, Now buộc phải phản công với việc tham gia vào mảng gọi xe máy.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc CyberAgent Việt Nam và Thái Lan, cho rằng xu hướng hiện nay của các ứng dụng là tích hợp nhiều dịch vụ để thu hút người sử dụng. Điển hình như hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực gọi thức ăn là Meituan-Dianping (Trung Quốc) và Yelp (Mỹ) cũng đã lấn sân sang không chỉ mảng gọi xe mà còn nhiều dịch vụ khác như chăm sóc sắc đẹp chẳng hạn.

Tại Đông Nam Á, Grab tham vọng hơn khi đang hướng đến việc xây dựng một ứng dụng cung cấp dịch vụ hằng ngày cho khách hàng từ đi lại, đặt đồ ăn cho đến giao hàng, thanh toán di động. “Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ở Việt Nam, các công ty đưa ra các dịch vụ cạnh tranh nhau”, ông Dũng nhận định.

Hay để phòng vệ?

Ông Hoàng Giang, cựu Giám đốc Tiếp thị Lala, lại cho rằng Now đang củng cố nhân lực cho mảng giao nhận thức ăn và việc đưa tin tuyển dụng tài xế cho mảng gọi xe chỉ là một cách tiếp thị để thu hút sự quan tâm trên diện rộng.Now lay cong lam thu trong thi truong giao nhan

Hai mảng có nhu cầu lớn nhất ở thị trường Việt Nam hiện nay - di chuyển và ăn uống, Now đã có trong tay mảng ăn uống nên không nhất thiết phải gia nhập vào mảng di chuyển để tìm kiếm tăng trưởng trong thời điểm hiện tại, nhất là khi mảng ăn uống vẫn đang tăng trưởng mạnh. “Vấn đề của Now là giải quyết khâu tài xế, mà phải là bán thời gian”, ông Giang nói.

Theo thống kê từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2017, mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến tại Hà Nội và TP.HCM nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018 đã lên tới hơn 70%. Như vậy, chỉ trong 1 năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%.

Theo báo cáo của Euromonitor, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường đặt món trực tuyến là 11% mỗi năm. Riêng thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam hiện có giá trị khoảng 33 triệu USD và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Thị trường này còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp như Now tập trung phát triển mà chưa cần tính tới lấn sang dịch vụ khác.

Now lay cong lam thu trong thi truong giao nhan
 

Một số nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết đội ngũ giao nhận của Now hiện đã lên đến 900 nhân viên toàn thời gian, với lượng đơn hàng khoảng 40.000 đơn hàng/ngày (chiếm khoảng 70% thị phần). Sở dĩ Now phải xây dựng đội giao hàng toàn thời gian, theo ông Đặng Hoàng Minh, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Now, từng chia sẻ là để đảm bảo khâu chất lượng.

Nếu đơn hàng tiếp tục tăng, việc tuyển nhân viên toàn thời gian sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho Now, nhất là khi mức đóng bảo hiểm xã hội đã thay đổi. Do đó, Now buộc phải chuyển hướng sang sử dụng lao động bán thời gian và đây là thời điểm không thể phù hợp để chuyển đổi mô hình khi tài xế đã quen với mô hình này nhờ Uber, Grab, Go-Viet. “Công ty cũng không phải đầu tư xe máy và đơn hàng thì có sẵn và đang tăng”, ông Hoàng Giang nói. Đại diện Now từ chối trả lời về các vấn đề nói trên.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới