Hủy
Công Nghệ

TechSummit 2018: Công nghệ - Từ công cụ trở thành nền móng kinh tế

Thứ Ba | 28/08/2018 14:51

Dành một phút ngẫm nghĩ thôi, cũng có thể thấy công nghệ hiện nay là một phần không thể tách rời của cuộc sống.
 

Từ một chiếc máy tính với kích cỡ bằng cả một sân vận động vào năm 1938 và chỉ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, con người đã phát triển và tiến xa hơn rất nhiều. Dành một phút ngẫm nghĩ thôi, cũng có thể thấy công nghệ hiện nay là một phần không thể tách rời của cuộc sống.

Con người sử dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: giao tiếp, giải trí, nhà ở, ý tế, giáo dục, sản xuất, dịch vụ. Dù ở bất cứ đâu, bất kể thời gian nào, cũng có thể nhận ra nơi nào có công nghệ, nơi đấy sẽ phát triển hơn rất nhiều so với những nơi không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ.

Giữa bối cảnh đó, có thể nói, áp dụng công nghệ vào kinh doanh không còn là một điều gì đó mới mẻ. Tuy nhiên, công nghệ thì không bao giờ ngừng thay đổi. Theo như định luật Moore, quy luật chung của công nghệ là cứ sau 2 năm công nghệ lại tiến bộ gấp đôi so với hiện tại. Nếu không để ý, không theo kịp và nắm bắt các công nghệ mới nhất, hoàn toàn có thể khiến doanh nghiệp tụt dốc so với thị trường.

Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp vì không dự đoán được xu hướng công nghệ nên đã sớm lụi bại trước các công ty mới nổi. Một ví dụ điển hình là Nokia, gã khổng lồ điện thoại thế giới một thời đến từ Thụy Điển. Khi điện thoại smartphone ra đời lần đầu tiên vào đầu những năm 2000, Nokia cảm thấy điện thoại smartphone quá mạo hiểm để đầu tư.

Vào thời điểm 2007, Nokia nắm giữ hơn 50% doanh thu của thị trường di dộng thế giới, và phần lớn doanh thu đó không đến từ smartphone. Thay vì đầu tư vào smartphone, Nokia tiếp tục đầu tư vào phần cứng, với suy nghĩ khách hàng sẽ tìm đến thương hiệu uy tín lâu năm với những chiếc điện thoại có phần cứng ưu việt, và smartphone cũng chỉ là một xu hướng nhất thời, nổi lên rồi sẽ tàn.

Câu chuyện sau đó kết thúc như thế nào, chắc ai cũng rõ. Nokia làm ăn càng ngày càng thua lỗ, không theo kịp được thị trường, và buộc phải bán lại mảng phát triển smartphone cho Microsoft vào năm 2013 với mức giá 7,2 tỷ USD.

Nói đến thất bại rồi thì cũng phải nói đến thành công. Lấy câu chuyện về tập đoàn Amazon của tỷ phú Jeff Bezos làm ví dụ. năm 1994, Jeff Bezos rời bỏ vị trí Phó chủ tịch của D.E.Shaw&Co, một công ty có tiếng tại phố Wall, để thành lập Amazon.com vì nhìn thấy được tiềm năng to lớn của việc bán hàng online.

Sau 23 năm hoạt động, nay Jeff Bezos là một trong những người giàu nhất thế giới, sở hữu tập đoàn bán hàng online lớn nhất châu Âu và châu Mỹ, với 566.000 nhân viên, và được định giá hơn 27.000 tỷ USD, tất cả nhờ vào sự nắm bắt công nghệ kịp thời của Jeff Bezos. Nếu có điều gì khiến vị tỷ phú này hối tiếc nhất về Amazon thì đó là việc đã chần chừ không nghỉ việc để gia nhập bán hàng online sớm hơn.

Nắm bắt được xu hướng công nghệ cũng như như cầu tìm hiểu của các doanh nghiệp, tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư quyết định đứng ra tổ chức một chuỗi sự kiện thường niên mới với tên gọi TechSummit, với mục tiêu bàn về các công nghệ có khả năng ảnh hưởng đến tương lai của các doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung.

Sự kiện TechSummit 2018 lần đầu tiên tổ chức, sẽ bàn đến các công nghệ đang nổi bật trong giới kinh doanh hiện nay như tiền ảo, công nghệ BlockChain, trí thông minh nhân tạo A.I, bảo mật dữ liệu và thương mại điện tử. Sự kiện vinh dự được đón tiếp đại diện của các tập đoàn thương mại hàng đầu Việt Nam đến chia sẻ và thảo luận: Microsoft, Infinity BlockChain Labs, Visa, Tiki, Momo…

*Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 12.9.2018 tại GEM Center, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Thông tin chi tiết cụ thể xin vui lòng truy cập trang chủ của sự kiện tại địa chỉ: https://Techsummit.nhipcaudautu.vn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới