Thương mại điện tử bùng nổ: "Cầu nối" cho nền tảng trung chuyển trung gian
Công nhân xếp hàng hóa lên máy bay phản lực thuộc sở hữu của SF Express, một trong những công ty logistics lớn nhất Trung Quốc. Nguồn ảnh: Reuters.
Người tiêu dùng đối mặt với bối cảnh đại dịch
Theo Nikkei Asian Review, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Việc mua sắm, tích trữ và thương mại điện tử hoảng loạn trở thành tiêu chuẩn trong năm nay khi mọi người trên thế giới học cách sống trong tình trạng bị phong tỏa hay giãn cách xã hội.
Trong khi các biện pháp cấm vận đang được nới lỏng ở nhiều quốc gia, sự không chắc chắn về sự lây lan của virus có thể tiếp tục định hình thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hóa họ mua.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar, 1/3 người tiêu dùng toàn cầu lo ngại các sản phẩm được vận chuyển từ nước ngoài có thể gây ra rủi ro về an toàn. Giám đốc thông tin Rosie Hawkins của bộ phận thông tin chi tiết tại Kantar nói rằng: mọi người bắt đầu ưa chuộng hàng hóa sản xuất trong nước.
Có một xu hướng là nhiều người tiêu dùng chọn cách liên hệ với người mua hàng đại diện để mua các sản phẩm từ nước ngoài, thường gọi là hàng xách tay. Các đại lý ủy nhiệm thường là những người làm trong ngành hàng không với lịch trình đi lại thường xuyên do tính chất công việc. Do đó, những người này thường giúp khách hàng mua những mặt hàng được săn đón ở nước ngoài.
Người mua hàng cá nhân hay còn gọi là người mua hàng thay mặt là một trong những kênh chính để người tiêu dùng Trung Quốc mua các sản phẩm không có sẵn trong nước hoặc rẻ hơn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hầu hết các chuyến bay quốc tế, ngành công nghiệp mua hàng đại diện trị giá hàng tỉ USD ở Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức chưa từng có. Sự gián đoạn đã khuyến khích những người tiêu dùng Trung Quốc tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
Một người tiêu dùng Trung Quốc nói rằng: “Tôi rất cần một cách khác để mua các sản phẩm đáng tin cậy ở nước ngoài. Nhưng đặt hàng trực tiếp từ các chợ thương mại điện tử nước ngoài khó hơn tôi nghĩ rất nhiều. Nhiều người trong số họ chỉ có thể giao hàng trong chính đất nước của họ hoặc tính phí vận chuyển đắt đỏ”.
Ngay cả khi các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn nhấn mạnh việc bán hàng trực tuyến để bù đắp cho doanh số bị thâm hụt do đại dịch, vận chuyển quốc tế vẫn là một rào cản đối với nhiều người mua sắm.
Xu hướng thu hẹp khoảng cách thị trường
Điều này đã tạo ra các dịch vụ ngoại vi, bao gồm trung chuyển xuyên biên giới và các nền tảng trung gian có khả năng thu hẹp khoảng cách thị trường.
Công ty Buyandship có trụ sở tại Hồng Kông đã xây dựng hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ trung chuyển cho người tiêu dùng ở châu Á. Công ty vận hành các kho hàng ở Mỹ, Ý, Nhật, Úc và Trung Quốc với chi phí vận chuyển thấp chỉ từ 2,85 USD/kg hàng hóa. Sau khi khách hàng mua một mặt hàng từ một trang web nước ngoài, bưu kiện sẽ được gửi đến một cơ sở lưu trữ ở nước ngoài trước khi được chuyển về nước của người mua. Hiện có hơn 750.000 người dùng trên khắp châu Á.
Nhu cầu về các dịch vụ trung chuyển đã tăng vọt khi đại dịch thúc đẩy nhiều người mua sắm trực tuyến hơn. Hoạt động kinh doanh của Buyandship, tính theo số lượng đơn đặt hàng, đã tăng gấp 3 lần trong quý I/2020 so với quý trước đó. Giám đốc Điều hành Wilson Chan của Buyandship cho biết: “Quý đầu tiên thường là mùa thấp điểm của chúng tôi, vì tất cả các đợt bán hàng Giáng sinh và cuối năm đã kết thúc. Do vậy, đây thực sự là điều chưa từng có”.
Giám đốc Điều hành Wilson Chan của dịch vụ trung chuyển Buyandship cho biết, doanh nghiệp của ông đã tăng trưởng gấp 3 lần trong quý I/2020. Nguồn ảnh: Michelle Chan. |
Mặc dù nhu cầu tăng đột biến ban đầu là do các giao dịch mua liên quan đến COVID-19, nhưng nhiều người mua đang trở thành người dùng lâu dài của dịch vụ vì sự chênh lệch giá bán lẻ giữa các quốc gia khuyến khích người mua hàng khám phá và so sánh các sản phẩm trên các trang web khác nhau trên thế giới.
Giám đốc Điều hành Wilson Chan nói rằng: “Trung bình, khách hàng có thể tiết kiệm khoảng 30% bằng cách mua hàng từ các trang web ở Anh hoặc Mỹ. Đó là một thỏa thuận tốt, mặc dù một số sản phẩm có thể bị hải quan đánh thuế trong quá trình vận chuyển”.
Ngày càng nhiều khách hàng tận dụng lợi thế của hình thức chênh lệch giá trên internet đã thu hút những công ty lớn hơn. Gần đây, một trong những công ty logistics lớn nhất ở Trung Quốc SF Express đã mở rộng nền tảng trung chuyển của mình với SF Buy.
Tuy nhiên, việc khai thác các thị trường mới ở nước ngoài có thể khó khăn đối với các doanh nghiệp lâu nay vốn phụ thuộc vào các thị trường lớn trong nước. Theo Giám đốc Điều hành Shota Naoi của Beenos, nhiều trang web thương mại điện tử ở Nhật xa lánh khách hàng nước ngoài, do sự phức tạp của hoạt động bán hàng quốc tế và hỗ trợ khách hàng.
Khảo sát của Nielsen cho thấy: hiện, 93% người tiêu dùng trên khắp thế giới sẽ cân nhắc mua hàng trực tuyến. Trong khi đại dịch virus Corona mang lại sự thay đổi hành vi giữa những người mua sắm thì suy thoái kinh tế toàn cầu đang che phủ triển vọng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới.
Chuyên gia nghiên cứu thị trường Simon Haven của Euromonitor International ước tính: Trước khi COVID-19 bắt đầu tàn phá thế giới, thương mại điện tử xuyên biên giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hứa hẹn tăng trưởng gần 130% từ năm 2019-2024.
Trong khi đó, ông Shota Naoi của Beenos tin rằng nhu cầu về thương mại điện tử xuyên biên giới và các dịch vụ liên quan vẫn còn tiếp tục tăng. Từ quan điểm của người tiêu dùng, việc tiếp cận với nhiều sản phẩm hơn trên khắp thế giới và nhận được ưu đãi tốt nhất luôn là điều tốt.
Có thể bạn quan tâm:
► Gánh nặng chi phí khiến nhiều doanh nghiệp không thể "thoát khỏi" chuỗi cung ứng Trung Quốc
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Công Sang
-
Hằng Nga
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Long
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ