CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới
Với 76% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021. Ảnh: 123job.vn.
Theo khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 24 do PwC thực hiện với 5,050 CEO đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2021.
Niềm tin vào tăng trưởng doanh thu dài hạn đang phục hồi
Với 76% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021, tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với 22% vào năm 2020 và 42% trong năm 2019, và là mức độ lạc quan cao nhất ghi nhận được kể từ khi câu hỏi này được đưa vào khảo sát từ năm 2012.
Khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu ghi nhận tỷ lệ cao nhất các CEO lạc quan về tăng trưởng toàn cầu, với lần lượt 86% và 76%. Tỷ lệ này đối với các CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 73%.
Các CEO đang lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp. Khoảng 36% cho biết "rất tự tin" về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tới, cao hơn tỷ lệ 27% vào năm 2020.
Dù nhìn chung mức độ tự tin về tăng trưởng gia tăng ở cấp độ toàn cầu, hiện vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các ngành, phản ánh mức độ ảnh hưởng khác nhau của đại dịch đối với hành vi tiêu dùng ở từng lĩnh vực.
CEO trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông cho thấy mức độ tự tin cao nhất, lần lượt là 45% và 43%. Ảnh: 123job.vn. |
Các CEO trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông cho thấy mức độ tự tin cao nhất, lần lượt là 45% và 43%. Trong khi đó, CEO thuộc lĩnh vực vận tải và hậu cần (logistics) (29%) và lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng (27%) có mức độ lạc quan thấp nhất về khả năng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới.
Đầu tư kỹ thuật số cho tương lai, lo ngại về an ninh mạng, chính sách thuế…
Không ngoài dự đoán, đại dịch và khủng hoảng sức khỏe đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với triển vọng tăng trưởng, vượt qua mối lo ngại về thắt chặt thể chế, chính sách – vốn từng là trăn trở hàng đầu đối với các CEO trong nhiều năm kể từ 2014.
Số hóa phát triển mạnh đã làm tăng rủi ro liên quan tới an ninh mạng. Cùng với sự gia tăng đáng kể về số lượng sự cố an ninh mạng trong năm 2020, bao gồm các vụ tấn công mã độc tống tiền, các mối đe dọa về an ninh mạng đã nhảy vọt lên vị trí thứ hai trong danh sách các mối quan ngại hàng đầu, được trích dẫn bởi 47% CEO so với 33% trong năm 2020.
Năm 2020, vấn đề chính sách thuế bất ổn nằm ngoài nhóm 10 mối lo ngại hàng đầu, với tỷ lệ 19%. Ảnh: hrlink.vn. |
Năm 2020, vấn đề chính sách thuế bất ổn nằm ngoài nhóm 10 mối lo ngại hàng đầu, với tỷ lệ 19%. Tuy nhiên năm nay, tỷ lệ các CEO quan ngại về vấn đề này đã tăng lên 31%, chiếm vị trí thứ 7. Rõ ràng các lãnh đạo doanh nghiệp đang dõi theo các khoản nợ công của chính phủ và đặt ra nhiều khả năng về việc gia tăng thuế doanh nghiệp trong tương lai gần.
Khi được hỏi về các khoản chi cho mục đích chuyển đổi số, gần một nửa số CEO (49%) cho biết đã tăng ngân sách trên 10%. Mặc dù nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lên tiếng về các vấn đề tấn công an ninh mạng, điều này chưa đi kèm với hành động cụ thể. Trong số các CEO đang có kế hoạch tăng cường đầu tư về kỹ thuật số, chỉ dưới một nửa có kế hoạch tăng chi tiêu hơn 10% cho an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.
Cùng với đó, ngày càng nhiều các CEO (36%) có dự định sử dụng tự động hóa và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực, cao gấp đôi so với tỷ lệ ghi nhận vào năm 2016.
►Tân Tổng Giám đốc sàn HOSE là ai?
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
Nguyễn Việt Dũng