Kỹ năng văn phòng quan trọng nhưng thường bị bỏ qua
Trong thị trường tuyển dụng, những người có khả năng kết nối, cộng tác thường được đánh giá một ứng cử viên đầy tiềm năng. Ảnh: Getty Images.
“Đừng chỉ tập trung vào những thành tích cá nhân, mà hãy trở thành một người cộng tác đáng gờm”, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở Đại học Harvard trả lời khi được yêu cầu cho lời khuyên về các kỹ năng nghề nghiệp cần có.
Sau một thời gian làm việc, giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Harvard, vị chuyên gia này nhận ra một yếu tố quan trọng thường bị mọi người bỏ qua: Người có kết nối và có thể làm việc giữa các hội nhóm thì cơ hội nghề nghiệp cao hơn những người không có kết nối.
Trong thị trường tuyển dụng, những người có khả năng kết nối, cộng tác thường được đánh giá một ứng cử viên đầy tiềm năng. Các chuyên gia tuyển dụng nói rằng những người này mang lại kết quả chất lượng cao hơn, được thăng chức nhanh hơn, được quản lý cấp cao chú ý hơn và có nhiều khách hàng hài lòng hơn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Người có kỹ năng cộng tác với mọi người thường mang lại kết quả công việc hơn cao. Ảnh: Freepik. |
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia nghề nghiệp ở Đại học Harvard, kỹ năng tuyệt vời này lại thường bị các ứng cử viên bỏ qua, đặc biệt là những ứng viên nam. Theo báo cáo từ nghiên cứu năm 2021 của McKinsey, các nhà lãnh đạo nữ giới, có cùng vị trí với nam giới, có khả năng sắp xếp thời gian đáng kể, dành một khoảng thời gian riêng nhất định cho các nỗ lực hợp tác bên ngoài công việc của doanh nghiệp cao hơn gấp đôi so với nam giới.
Câu hỏi được đặt ra là, vậy làm thế nào để trở thành một người cộng tác chuyên nghiệp? Mục đích của việc cộng tác là kết nối tập thể với nhau nhằm giải quyết vấn đề trong công việc và học hỏi điều gì đó mới mẻ từ các thành viên khác. Hãng tin CNBC đã chỉ ra 5 cách để cải thiện kỹ năng cộng tác.
1. Cố gắng trở thành một người lãnh đạo toàn diện
Dù bạn có phải là trưởng dự án hay không, hãy xem xét các hoạt động có thể kéo mọi người lại gần nhau hơn. Đừng ngần ngại yêu cầu tập thể làm việc chung với nhau, mục đích chính là xoá đi khoảng cách giữa các đồng nghiệp.
Một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho biết: “Rất nhiều đồng nghiệp nghĩ khác bạn cũng như biết những thứ khác bạn. Họ có thể biết điều gì đó khác biệt mà bạn chưa biết. Việc của bạn là chủ động tiến đến và học hỏi những điều mới mẻ từ họ”.
Đồng nghiệp của chúng ta không chỉ có kiến thức lĩnh vực chuyên sâu, mà các nền tảng chuyên môn khác, độ tuổi hay kinh nghiệm sống của họ đều khác nhau, chúng ta có nhiều thứ để học hỏi từ họ hơn là chỉ dừng lại ở mức độ đồng nghiệp với nhau.
2. Thay đổi tâm lý “Tôi là trên hết”
Ông Boris Groysberg, Giáo sư Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc khảo sát những ứng cử viên ở các doanh nghiệp. Ông nhận ra rằng các ứng viên, đặc biệt là nam giới, thường xem việc kết nối giữa các đồng nghiệp với nhau là điều hiển nhiên, và họ không có nghĩa vụ phải cố gắng để làm điều đó.
Trong quá trình phỏng vấn, thái độ của những ứng viên này cho thấy họ không đánh giá cao sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp. Họ tin vào việc bản thân họ có thể độc lập trong công việc cũng như khả năng linh động để xử lý các công việc, mặc dù điều này khá hiếm khi so với thực tế.
Cởi mở với đồng nghiệp là một trong những yếu tố chính giúp cải thiện kỹ năng cộng tác. Ảnh: Freepik. |
Đối với các quản lý tuyển dụng, tâm lý “Tôi là trên hết” là một yếu tố phá vỡ sự thỏa thuận trong công việc và dẫn đến tỉ lệ thất bại cao hơn. Thậm chí bà Claire Hughes Johnson, cựu phó Chủ tịch Google, cho biết bà có xu hướng tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm trước tiên.
3. Hãy yêu cầu được giúp đỡ
Nếu bạn chịu trách nhiệm trình bày báo cáo bán hàng hàng tuần, nhưng chỉ làm việc đó một mình, điều này có thể khiến cho bạn nghĩ rằng ý kiến của mình là có giá trị nhất. Nhưng nếu bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đồng nghiệp ở các phòng ban khác có được thông tin chi tiết về những sự kiện đã xảy ra trong tuần qua, thì các điểm dữ liệu của bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Và trong lúc trình bày báo cáo, đừng quên đề cập đến tên của những người đã đóng góp vào bản báo cáo. Điều này sẽ khiến cho phần trình bày của bạn trở nên có căn cứ và tính đảm bảo nhiều hơn, ngoài ra hành động này cũng cho thấy sự biết ơn đối với các đồng nghiệp đã giúp đỡ bạn.
4. Tạo cộng đồng
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho biết mong muốn học hỏi những kiến thức mới là động lực để mọi người tự nguyện gia nhập vào cộng đồng và cởi mở với những người xung quanh mình. Doanh nghiệp có thể tạo các nhóm cộng đồng thông qua nền tảng Slack hoặc các công cụ nhắn tin tương tự. Đây sẽ là những cách tuyệt vời để thúc đẩy các hoạt động cộng tác trên nền tảng ảo, chia sẻ kiến thức cũng như giúp nhiều nhân viên có thể thu nạp thêm nhiều kiến thức.
5. Chia sẻ dữ liệu trên thẻ điện tử
Việc chia sẻ thông tin công việc cho phép cấp quản lý theo dõi tiến độ công việc của nhân viên. Nhân viên thì có thể nhìn nhận được năng lực của sếp mình. Ngoài ra, khi các nhân viên chia sẻ thông tin công việc, sẽ tạo áp lực ngang hàng từ đó thúc đẩy động lực và năng suất làm việc lên cao.
Bên cạnh đó, việc công khai dữ liệu trong nội bộ nhóm giúp cho quá trình làm việc trở nên minh bạch hơn. Tuy nhiên, cần cân nhắc thông tin dữ liệu nên được chia sẻ, chia sẻ như thế nào và thông tin nào không nên. Vấn đề ở đây không phải là “giấu bớt” thông tin, mà là cần chọn lọc thông tin hữu ích cho những đồng nghiệp nhưng không làm tổn hại đến mình. Chia sẻ thông tin một cách “rộng rãi” có thể biến đó trở thành sai lầm chí mạng của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Trong đầu tư, phụ nữ đang thu hẹp khoảng cách với nam giới
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
Nguyễn Việt Dũng