Doanh nghiệp châu Âu tăng lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam
Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu thực hiện vào quý II năm 2018 cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp thành viên khi đánh giá tình hình kinh doanh tại Việt Nam
Sự lạc quan được thể hiện qua 6 bậc tăng của chỉ số BCI so với Quý1 năm 2018. Đây cũng là đánh giá tích cực nhất từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu trong 18 tháng qua và chỉ thấp hơn 2 bậc so với mức cao nhất từng đạt trong quý 3 năm 2016.
Phản hồi tích cực
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu ở Việt Nam cảm nhận về tình hình kinh doanh của họ tích cực hơn nhiều so với quý 1 năm 2018, với mức tăng 13% trong phản ứng tích cực kết hợp “xuất sắc” và “tốt”.
Có thể hiểu rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sự tăng trưởng và phát triển kinh doanh. Sự tích cực cũng có thể được bắt nguồn từ những cải tiến trong các yếu tố bên trong, chẳng hạn như yếu tố con người, quy trình quản lý và văn hóa công ty.
Kết quả của những cải tiến trong các yếu tố bên ngoài và nội bộ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang trở nên tự tin hơn trong việc phát triển liên tục trong điều kiện kinh doanh tại Việt Nam với hi vọng tình hình này sẽ duy trì và cải thiện trong quý tiếp theo, khi số lượng phản hồi “tuyệt vời” tăng gấp đôi, từ 7% thành 15% so với quý trước.
Theo nhận định của các doanh nghiệp châu Âu, nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có dấu hiệu tích cực, 57% lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu phản hồi “ổn định và cải thiện”. Sự tích cực này giúp nâng cao niềm tin vào môi trường kinh doanh an toàn và cải thiện ở Việt Nam, tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch mở rộng và tăng trưởng, cả về quy mô và đầu tư.
Các doanh nghiệp châu Âu xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và kế hoạch phát triển nhân lực phản ánh chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. Với 49% kỳ vọng mức tăng vừa phải, kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, tương ứng với những dấu hiệu tích cực của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Doanh nghiệp châu Âu trong quý này đã cân nhắc mở rộng kinh doanh và vốn đầu tư, với gần gấp đôi lượng phản hồi dự đoán “mức tăng vừa phải” so với quý 1 (45% trong quý 2 so với 27% trong quý 1 năm 2018).
Chỉ 33% doanh nghiệp áp dụng CSR
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) quan trọng đối với doanh nghiệp châu Âu, phần lớn vì uy tín thương hiệu. CSR được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến như một phương tiện để đạt được những tác động tích cực đến xã hội.
Đã có 87% lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tham gia khảo sát BCI của EuroCham đồng ý rằng hoạt động CSR là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Hai động lực lớn cho doanh nghiệp là “uy tín thương hiệu” (75%) và “mối quan tâm về môi trường của khách hàng /cộng đồng” (59%).
Khi thực hiện các hoạt động CSR tại Việt Nam, điều quan trọng là tất cả nhân viên phải tuân thủ. Do đó, việc không tuân thủ sẽ ảnh hưởng đến các thủ tục và hoạt động kinh doanh của công ty, hoặc thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng thương hiệu.
Từ khảo sát, “sự tuân thủ” được xác định là khía cạnh quan trọng/quan trọng/thách thức nhất chiếm 33% phản hồi.
Tuy nhiên, chỉ phân nửa doanh nghiệp thành viên đang và dự định áp dụng các hoạt động vì phải đối diện nhiều thách thức. Đến nay, chỉ 33% doanh nghiệp châu Âu hiện đang áp dụng các tiêu chuẩn CSR trong hoạt động kinh doanh, trong khi 23% khác đang lên kế hoạch.
Việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động triển khai CSR thực sự là một thách thức, dẫn đến nhu cầu tiềm năng hợp tác với các chuyên gia nhằm đảm bảo tính kỷ luật và hiệu quả trong quy trình thiết lập CSR.
Dù thừa nhận tầm quan trọng của CSR. Tuy nhiên, một nửa các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát phản hồi rằng họ không dự định hợp tác với các đơn vị khác.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ