Đón dân số già hóa, doanh nghiệp dược đua hiện đại hóa
Nhiều doanh nghiệp dược nội hướng đến tiêu chuẩn nhà máy chỉ đạt tiêu chuẩn WHO-GMP. Ảnh: Quý Hòa
Những xu hướng tất yếu
Theo UNFPA, mặc dù Việt Nam vẫn còn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo quá trình già hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn: chỉ khoảng 15 năm và hoàn tất trước 2040. Dân số già đi đồng nghĩa chi tiêu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn.
Theo BMI, doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam là 5,3 tỉ USD trong đó doanh số trong kênh bệnh viện chiếm 70%. Thêm vào đó, nhiều khả năng chính phủ sẽ phải tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong những năm tới. Đó là điều đã diễn ra ở Trung Quốc và khả năng cao sẽ lặp lại ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa các công ty dược tập trung bán hàng vào kênh bệnh viện sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng cao chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đòi hỏi chính phủ cần kiểm soát chi phí tốt hơn, và cũng là để kiểm soát lạm phát. Do đó, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất điều trị tại các cơ sở y tế là xu hướng tất yếu. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng thuốc nội thay vì thuốc nhập khẩu, thông qua các chính sách mà Chính phủ đã và đang thực hiện.
Dựa trên kết quả đấu thầu vào các cơ sở y tế từ 2017 đến tháng 6/2018, ông Nguyễn Đức Hiếu, chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định rằng quá trình chuyển dịch đã bước đầu diễn ra. Các công ty dược trong nước như Pymepharco (PME: HSX) hay Imexpharm (IMP: HSX) đã có những sản phẩm trúng thầu nhóm 1 và 2, trước đây vốn là sân chơi riêng của thuốc ngoại nhập.
Tuy nhiên, số lượng trúng thầu ở các nhóm này chưa cao. Một trong những lý do là dự thảo mới về quy trình đấu thầu thuốc vẫn chưa được phê duyệt, dù đã hơn một năm trôi qua. Sự chậm trễ này cho thấy xung đột lợi ích giữa thuốc nội-ngoại vẫn còn cao, và điều này khả năng sẽ tiếp tục làm chậm quá trình chuyển dịch.
Lợi thế dành cho các công ty có cơ sở sản xuất hiện đại
Sở hữu một nhà máy có tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/S Japan là điều kiện tiên quyết để tham gia vào đấu thầu ở nhóm 1, nhóm 2 và đấu thầu tập trung quốc gia. Ví dụ, mặc dù Dược Bình Định (DBD: HSX) khá nổi tiếng với các loại thuốc điều trị ung thư, sản phẩm công ty không được thầu tập trung quốc gia vì nhà máy chỉ đạt tiêu chuẩn WHO-GMP.
Hiện tại, chỉ một số ít các công ty có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn này: PME, IMP, MKP, Tenamyd và Savipharm. "Dù vậy, người chiến thắng là người tìm được câu trả lời cho đầu ra", ông Hiếu nhận định.
Các công ty như PME và IMP kỳ vọng các nhà máy mới sẽ giúp đẩy mạnh doanh số trong kênh bệnh viện. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, quá trình chuyển dịch sẽ còn chậm. Điều này đồng nghĩa không dễ để doanh thu của họ có thể cải thiện trong ngày một ngày hai. Trong khi đó, các công ty khác như Mekophar (MKP: UPCOM) lại lựa chọn hướng sản xuất cho đối tác chiến lược để được đảm bảo đầu ra, dù biên lợi nhuận không cao bằng.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận đây là một ngành chịu vài rủi ro. Trong đó, rủi ro chính sách là lớn nhất vì đây là ngành phụ thuộc rất nhiều vào chính sách hay Các hiệp định FTA có hiệu lực sẽ làm giảm thuế nhập khẩu đối với thuốc ngoại nhập. Giá nguyên liệu nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức cao do tác động từ các chính sách bảo vệ môi trường từ Trung Quốc.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung - Thanh Hằng
-
Minh Đức