Đông Nam Á năm 2018: Cơ hội vàng cho ngành xây dựng
Với mức chi tiêu cơ sở hạ tầng tối thiểu là 323 tỷ USD trong tuyến ống dẫn ở Đông Nam Á và khả năng là nhiều hơn nữa trong vài năm tới thì năm 2018 có thể sẽ trở thành một năm thành công của các nhà xây dựng đến từ Indonesia và Philippines.
Các chính phủ đang đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng từ sân bay đến đường tàu tốc hành cũng như các cảng biển để tăng cường kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này hứa hẹn sẽ là một lợi ích cho các công ty xây dựng khu vực.
Một trong những chương trình đầy tham vọng hơn trong khu vực, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã dành một khoản ngân sách chưa từng có cho cơ sở hạ tầng - 180 tỷ USD, để duy trì một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất thế giới trong những năm tới. Malaysia và Thái Lan cũng tăng cường phân bổ cho các công trình công cộng trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018.
"Cơ sở hạ tầng hiện nay đang ít được chú trọng đầu tư cho dù là nước sạch, không khí, năng lượng, đường xá, cảng, đường sắt, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ - vì vậy có rất nhiều cơ hội", Ashish Goyal, Trưởng bộ phận đầu tư thị trường mới nổi tại NN Investment Partners (S) Ltd., nói.
Công ty này hiện đang quản lý 288 tỷ USD tài sản và đang sở hữu cổ phần trong các cổ phiếu xây dựng của Indonesia.
UBS Group AG hy vọng "những thay đổi trong chính sách của chính phủ và việc phân phối cơ sở hạ tầng" là một trong những chủ đề lớn nhất của khu vực vào năm 2018 khi sự tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, các nhà phân tích đã viết trong một báo cáo ngày 28 tháng 11.
Các cổ phiếu xây dựng trên MSCI Asean Index đã tăng trung bình khoảng 7,4% trong năm nay theo đồng USD, khoảng 1/3 mức tăng của tổng thể, được thiết lập cho hiệu quả tốt nhất trong bảy năm. Cổ phiếu công nghệ đã mang lại sự tăng mạnh nhất cho chỉ số Đông Nam Á trong năm 2017 này khi nhu cầu điện tử toàn cầu quay trở lại
Cổ phiếu của các công ty xây dựng ở Châu Á hiện đang được đánh giá là Underperform. |
Một số nhà thầu đã và đang “gặt hái” từ sự tăng đột biến về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Doanh thu của nhà cung cấp xi măng PT Indocement Tunggal Prakarsa tăng vọt tới 54% vào đầu năm nay khi các nhà đầu tư mong đợi công ty này sẽ nhận được lợi ích từ sự gia tăng nhu cầu khi quốc gia này xây dựng các con đường, cảng và nhà máy điện.
Tập đoàn EEI có trụ sở tại Manila đã tăng 73%, dẫn đầu một đợt tăng điểm trong các cổ phiếu xây dựng của Philippin, khi nó bắt đầu xây dựng dự án đường sắt tổng thể trị giá 1,6 tỷ USD, dài 44 km.
Mặc dù vậy, thị trường Đông Nam Á nói chung có thể sẽ tiếp tục kém hơn, so với "các đối thủ lớn hơn là Trung Quốc và Ấn Độ, họ đang phát triển lớn hơn, lỏng hơn và nhanh hơn", các nhà phân tích của Goldman Sachs Group Inc, trong đó có Timothy Moe, đã viết trong một báo cáo hồi tháng 11. Và Credit Suisse Group AG vẫn duy trì mức rating thấp hơn cho khu vực Đông Nam Á vào năm 2018.
Tuy nhiên, Morgan Stanley nhận thấy sự quan tâm của nhà đầu tư trở lại ASEAN vì các thị trường trong khu vực dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận 10% trong năm tới, gấp ba lần so với các thị trường mới nổi.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã dành 150.000 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016 đến năm 2020 và vẫn cần 480 tỷ USD để đầu tư cho các dự án vào năm 2020
Các dự án cơ sở hạ tầng then chốt bao gồm một tuyến đường cao tốc trị giá 13 tỷ USD, dài 1.800 km từ Hà Nội ở phía bắc đến thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam, là dự án đường lớn nhất từ trước đến nay của nước ta.
Các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất có thể kể đến là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM, Công ty Coteccons, Công ty Cổ phần Hà Đô, Công ty Cổ phần Sông Đà 9.
Nguồn vietnamfinance.vn
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam