Hủy
Kinh Doanh

Gần 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động mỗi tháng

Nhật Lệ Thứ Ba | 28/02/2023 17:26

Hình ảnh minh họa: Quý Hòa.

 
 
Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa có Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 2/2023.

Trong tháng 2/2023 cả nước có 8.841 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 18,5% so với tháng trước và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 3.927 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 73,9% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tính chung hai tháng đầu năm 2023, cả nước có 37.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 51.400 doanh nghiệp, tăng 14,5%; bình quân một tháng có 25.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

 

Đối với các doanh nghiệp niêm yết, số liệu từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), 370 doanh nghiệp thuộc sàn HOSE, xu hướng chung ở hầu hết các ngành là tăng trưởng bắt đầu giảm tốc trong quý IV/2022. Tổng doanh thu (bao gồm tổng thu nhập hoạt động đối với ngành ngân hàng) chỉ tăng 7% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ giảm 27% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần bị kéo lùi về mức 17% so với cùng kỳ và 6% so với cùng kỳ. 

Bức tranh tổng thể có thể thấy, năm 2022 tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên cả ba sàn (UPCoM, HNX, HOSE) so với năm 2021 thì tăng khoảng 11,5%, tức là vẫn có tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng này thấp hơn khá nhiều so với năm 2021. Một số các nhóm ngành cũng có sự sụt giảm khá mạnh như ngành dịch vụ tài chính mà ở đây là các công ty chứng khoán, cùng với đó là nhóm ngành bất động sản hay các doanh nghiệp thép. 

Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, một số nhóm ngành vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Ví dụ như là dầu khí trong năm vừa qua cũng vẫn tăng được khoảng trên 50%. Hay là ngành ngân hàng thì lợi nhuận trong năm vừa rồi tăng khoảng 34%, đó là hai ngành mà tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm 2022. Ngoài ra thì cũng khá nhiều các nhóm ngành khác cũng có mức tăng trưởng tốt, ví dụ như là tiện ích.

 

Theo đánh giá của ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), nếu phân loại dựa trên vốn hóa, có thể thấy các doanh nghiệp đầu ngành có vốn hóa lớn thường có nền tảng tài chính vững mạnh hơn. Chính vì thế khả năng chống đỡ của các doanh nghiệp này trong giai đoạn dịch COVID tốt hơn và khi nền kinh tế không còn giãn cách và quay trở lại hoạt động bình thường thì các doanh nghiệp đầu ngành thì cũng thường là các doanh nghiệp bật mạnh hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. 

Năm 2023 ông Hiển dự báo lợi nhuận của toàn thị trường vẫn có sự tăng trưởng trong khoảng 8-10% so với mức hiện tại là 11,5%. “Năm 2023 thì tôi cho rằng nhóm ngân hàng có nhiều khó khăn hơn, lãi suất huy động cũng đã tăng lên, trong khi đó tăng trưởng tín dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhóm ngành ngân hàng vẫn được dự báo giữ được tăng trưởng”, ông Hiển đánh giá. Bên cạnh đó, vị chuyên gia từ SHS cũng cho hay nhóm ngành dầu khí được dự báo duy trì sự tăng trưởng trong năm 2023 khi so với giai đoạn trước dịch thì giá dầu thế giới hiện tại vẫn đang ở mức khá là cao.

Có thể bạn quan tâm 

Vận tải đói hàng, cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới