Hủy
Kinh Doanh

Hé lộ những nhóm ngành sáng cửa tăng trưởng cuối năm

Nhật Lệ Thứ Tư | 11/10/2023 15:21

Nửa đầu năm 2023, ngành bất động sản có mức tăng trưởng lợi nhuận rất tốt. Ảnh: KD.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đã sụt giảm 11,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023.
 

Nhìn lại quý trước, quý II/2023 lợi nhuận toàn thị trường chứng kiến mức giảm nhẹ 3,4% so với cùng kỳ, đồng thời thể hiện sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành.  

 

Cụ thể, ngoại trừ nhóm năng lượng có sự cải thiện mạnh mẽ về lợi nhuận và các lĩnh vực khác có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt so với cùng kỳ như bất động sản (+59,6), công nghiệp (+40%) và công nghệ thông tin (15%), thì các lĩnh vực khác tiếp tục chứng kiến mức lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt có nhóm ngành nguyên vật liệu (-69%); hàng tiêu dùng không thiết yếu (-68%), tiện ích (-27%),...

Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), nguyên nhân chính của sự sụt giảm này đến từ: nhu cầu tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu vẫn cho thấy diễn biến ảm đạm;  chi phí lãi vay tiếp tục là gánh nặng cho các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao; và giá hàng hóa, nguyên vật liệu giảm mạnh so với mức nền cao của năm 2022. 

Trong phần còn lại của năm 2023, KBSV cho biết họ kỳ vọng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết sẽ có sự phục hồi trong 6 tháng cuối năm khi so với cùng kỳ đến từ: 1) mức nền so sánh của nửa cuối năm 2022 đã thấp hơn đáng kể so với nửa đầu năm khi mà nền kinh tế đã bộc lộ nhiều dấu hiệu suy yếu từ quý III, quý IV/2022; 2) chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, hạ lãi suất… bắt đầu thẩm thấu vào kết quả kinh doanh các doanh nghiệp; 3) lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu hồi phục tốt trong các tháng gần đây và kỳ vọng tăng tốc trong các tháng cuối năm nhờ mùa tiêu dùng cao điểm ở Mỹ và EU, cũng như trạng thái hàng tồn kho của các doanh nghiệp Mỹ đã giảm mạnh.

Chúng tôi điều chỉnh dự phóng tăng trưởng EPS toàn thị trường thêm 50 bps so với lần dự phóng ở báo cáo gần nhất, lên mức 1% YoY. Dù đây là mức tăng trưởng thấp so với mức tăng bình quân 10-20% YoY trong quá khứ, nó cũng phản ánh kỳ vọng vào sự phục hồi của các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm trong bối cảnh lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đã sụt giảm -11.6% YoY trong 6 tháng đầu năm.
KBSV dự phóng tăng trưởng EPS toàn thị trường năm 2023 ở mức 1% so với cùng kỳ. Dù đây là mức tăng trưởng thấp so với mức tăng bình quân 10-20% trong quá khứ, nó cũng phản ánh kỳ vọng vào sự phục hồi của các doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm trong bối cảnh lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đã sụt giảm 11,6% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm.

Theo dự báo của KBSV, dẫn dắt tăng trưởng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phần) chung toàn thị trường năm 2023 là nhóm ngành công nghiệp (+75% so với cùng kỳ) với triển vọng phục hồi các hoạt động du lịch, đi lại đối với VJC và sự tăng trưởng trở lại của lĩnh vực sản xuất công nghiệp và các hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải đến từ các doanh nghiệp đầu ngành như GMD, BMP và REE. 

 

Dựa trên các dự báo về giá dầu thô từ nay đến cuối năm có thể đạt trên ngưỡng 85 USD/thùng, KBSV cũng dự phóng mức tăng trưởng EPS của các cổ phiếu nhóm ngành năng lượng có thể đạt 72% so với cùng kỳ với các cổ phiếu dẫn đầu là PLX và PVT. 

Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin duy trì tăng trưởng ổn định (+10%) và được dẫn dắt bởi mã đầu ngành FPT. Riêng đối với ngành tài chính, KBSV đã hạ dự phóng tăng trưởng EPS từ 9% trong báo cáo chiến lược gần nhất xuống còn 7% với các quan điểm về triển vọng tăng trưởng tín dụng trong năm nay của nhóm ngân hàng cũng như là áp lực trích lập dự phòng về chất lượng tài sản.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất là hàng tiêu dùng không thiết yếu (-40% so với cùng kỳ) do sức ép đến từ tình hình lạm phát chung toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ, chi tiêu giảm mạnh của người dân và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành khiến kết quả kinh doanh các doanh nghiệp công nghệ thông tin và điện tử gia dụng sụt giảm mạnh. Mặc dù chịu ít sự ảnh hưởng hơn nhưng tăng trưởng EPS của nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cũng giảm 8% so với cùng kỳ. Theo sau đó là nhóm ngành nguyên vật liệu (-33% so với cùng kỳ) và tiện ích (-18% so với cùng kỳ). 

Có thể bạn quan tâm 

Thu hút nguồn tiền tiết kiệm sang đầu tư


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới