Kỳ vọng giá đường tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại trồng mía
SSI Research kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 để bổ sung nguồn cung đường trong nước. Ảnh: Quý Hòa.
Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán DSC, nguồn cung eo hẹp là yếu tố then chốt làm giá đường tăng trong 4 tháng đầu năm khi thời tiết không thuận lợi tại các khu vực có thị phần xuất khẩu lớn như Ấn Độ và khối châu Âu. Tính tới hết tháng 5/2023, Ấn Độ chỉ cho phép xuất khẩu 6,5 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, giảm mạnh so với mức kỷ lục gần 12 triệu tấn tại niên vụ trước. Tại châu Âu, tình trạng khô hạn cũng khiến sản lượng giảm 1,6 triệu tấn so với cùng kỳ
Ngoài ra, giá dầu duy trì ở mức cao cũng gián tiếp làm cho giá đường tăng khi một phần sản lượng đường sẽ được chuyển sang cho sản xuất Ethanol. Tại Brazil, việc miễn thuế nhập khẩu xăng dầu và Ethanol sẽ làm gia tăng sản lượng Ethanol sản xuất nội địa trong niên vụ 2023 - 2024.
Theo DSC, dù thuế phòng vệ thương mại áp dụng lên mặt hàng đường Thái Lan đã tạo nên những tiến triển nhất định lên thị trường đường nội địa, rủi ro nhập lậu vẫn còn hiện hữu khi sản lượng đường sản xuất của Thái Lan đang ở mức cao. |
Dù đang có dấu hiệu hạ nhiệt, DSC cho rằng giá đường thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong ít nhất 2 quý tới khi tình trạng thâm hụt đường vẫn tiếp diễn. Đồng thời, hiện tượng El Nino vẫn tiếp diễn trong năm cũng sẽ gây các tác động không nhỏ tới niên vụ mía 2023 - 2024.
Tại thị trường Việt Nam, giá đường nội địa cũng đang hưởng ứng đà tăng của thế giới và đang dừng lại ở mốc 20.000 đồng/kg, tăng 10% so với đầu năm. DSC cho rằng giá đường trong nước sẽ tăng lên vùng 21.000 - 23.000 đồng/kg và tiếp tục duy trì ở mức cao trong ít nhất 2 quý tới khi đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường của Việt Nam.
Dù thuế phòng vệ thương mại áp dụng lên mặt hàng đường Thái Lan đã tạo nên những tiến triển nhất định lên thị trường đường nội địa, rủi ro nhập lậu vẫn còn hiện hữu khi sản lượng đường sản xuất của Thái Lan đang ở mức cao. Điều này có thể làm tăng thêm áp lực đường nhâp lậu lên nguồn cung đường Việt nam trong niên vụ 2023 - 2024 khi vấn đề nhập lậu, gian lận thương mại vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Trong tháng 5/2023, giá đường trong nước tăng lên 20.000 đồng/kg, tăng 10% so với đầu năm, sau khi hầu như không thay đổi trong suốt quý I/2023. SSI Research trích dẫn dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mức tiêu thụ đường nội địa của Việt Nam sẽ ổn định so với cùng kỳ trong khoảng 2,3-2,4 triệu tấn/năm. SSI Research dự báo giá đường trong nước nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao và đi cùng pha với giá đường thế giới trong năm 2023 do đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường của Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi cho rằng giá đường tinh luyện sẽ duy trì quanh mức 20.000 đồng/kg từ quý II/2023.
Ngoài ra, SSI Research kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 để bổ sung nguồn cung đường trong nước, mang lại lợi ích cho các nhà máy đường tinh luyện trong nước nhập khẩu đường thô.
“Chúng tôi kỳ vọng giá đường trong nước tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại trồng mía. Các chính sách chống trợ cấp chống bán phá giá áp dụng đối với đường Thái Lan nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước là yếu tố góp phần cải thiện dài hạn sản lượng đường trong nước và giá đường”, SSI Research cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Những "điểm sáng" lớn nhất trong bức tranh xuất khẩu
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trần Chung
-
Trọng Hoàng
-
Quảng Định
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn