Hủy
Kinh Doanh

Moody: Nguy cơ suy thoái của 5 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á

Thứ Sáu | 26/06/2020 11:46

Ảnh: Quý Hòa

Moody's dự báo nguy cơ gây suy thoái gia tăng với Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
 

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ngày 25.6 công bố báo cáo cho biết các biện pháp chính sách của 5 nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan, sẽ làm giảm một số tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhưng sẽ không thể đẩy lùi nguy cơ gây suy thoái đang ngày càng gia tăng đối với hầu hết các lĩnh vực.

Ông Deborah Tan, một quan chức cấp cao của Moody’s, cho rằng các biện pháp chính sách của các nước sẽ giảm thiểu áp lực tiêu cực về tín dụng đối với doanh nghiệp, ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung, nhưng sự suy yếu trong thương mại, giá cả hàng hóa và tâm lý chung sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cả 5 nền kinh tế nói trên.

Moody's dự báo nguy cơ tín dụng gia tăng với Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Ảnh: pymnts.com.
Moody's dự báo nguy cơ gây suy thoái gia tăng với Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Ảnh: pymnts.com.

Cả 5 quốc gia này đều hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng sản xuất của khu vực và đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong các dòng thương mại quốc tế, trong khi các lệnh hạn chế đi lại đang đè nặng lên nguồn thu liên quan đến du lịch và lợi nhuận từ xuất khẩu. Cùng lúc đó, giá hàng hóa không tăng đang gây áp lực lên doanh thu của các nhà xuất khẩu.

Sự bất ổn của thị trường tài chính đã tạo ra tình trạng thoái vốn trong tháng 3 và tháng 4, dù việc chính phủ các nước không còn quá phụ thuộc vào nợ bằng ngoại tệ sẽ phần nào bảo vệ họ khỏi nguy cơ mất giá tiền tệ.

Theo ông Tan, chi phí cho các biện pháp hỗ trợ sẽ rất lớn và phải từ năm 2021 thì gánh nặng nợ của hầu hết các nước mới ổn định, dù trước khi dịch COVID-19 bùng phát, 5 nước ASEAN nói trên đã có đủ công cụ "giảm xóc" để giúp họ có không gian tài khóa để ứng phó với cuộc khủng hoảng lần này.

 

Các biện pháp chính sách cho lĩnh vực tài chính phần lớn tập trung vào việc cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng để hỗ trợ hoạt động cho vay mới và các biện pháp tái cấu trúc nợ như hoãn trả nợ. Khi chính sách hoãn trả nợ này bị dỡ bỏ, các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng có thể sẽ gia tăng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quốc doanh có vai trò quan trọng về mặt chiến lược có thể sẽ được ưu tiên khi nhận hỗ trợ tài chính trực tiếp từ chính phủ. Dù vậy, các doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể được hỗ trợ từ các biện pháp chính sách rộng hơn như giảm lãi suất và miễn thuế tạm thời.

Lĩnh vực cơ sở hạ tầng cũng chỉ được hỗ trợ hạn chế, ngoài Indonesia, hầu như không nước nào trong khu vực có biện pháp nhằm hỗ trợ những công ty này. Chính phủ các nước cũng chuyển một phần trách nhiệm liên quan đến hỗ trợ chính sách sang cho các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích như điện, nước. Tuy nhiên, sự cần thiết của các dịch vụ này có thể góp phần thúc đẩy nhu cầu.

Nguồn VTV/TTXVN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới