Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm 23,2% trong giai đoạn 2001-2010
Thông tin trên được ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại đưa ra tại Hội thảo Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại Việt nam. Khuyến nghị chính sách thực hiện Chiến lược Xuất - Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 tổ chức sáng 10/4.
Theo ông Tuyển, gia nhập WTO (2007) đã có tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta.
Tốc độ ăng trưởng kinh tế giảm mạnh
Từ năm 2007, dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế mạnh mẽ và đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động tiêu cực tới nền kinh tế, khiến tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng là 7,5% đến giai đoạn 2006-2010 chỉ giảm còn 7,01%.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (từ 24,5% năm 2001 xuống còn 20,6% năm 2010) và tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (từ 36,7% năm 2001 lên 41,1% năm 2010).
Có cấu lao động theo ngành cũng có sự chuyển biến. Theo đó, trông giai đoạn 2001-2008 tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 24,5 triệu người xuống còn 23,6 triệu người; lĩnh vực dịch vụ tăng gần gấp đôi, từ 8,2 tỷ triệu người lên 12 triệu người; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất, từ 4,9 triệu người lên 9,4 triệu người.
Sau gia nhập WTO, nhập khẩu tăng trưởng cao hơn xuất khẩu
Theo đó, xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2005 là 18,4%, giai đoạn 2007-2010 là 15,8%. Xuất khẩu chủ yếu sang các nước Mỹ, Nhật Bản, ASEAN.
Trong khi đó, nhập khẩu là 19,2% giai đoạn 2001-2006 và 17% giai đoạn 2007-2010. Nhập khẩu từ các nước Nhật Bản, Đài Loan, Châu Úc. Đặc biệt nhập khẩu từ Trung Quốc tăng nhanh nhất và tăng cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Hoạt động nhập siêu tăng từ 1,2 tỷ USD lên 18 tỷ USD từ 2001- 2008, sau đó giảm còn 12,4 tỷ USD vào năm 2010.
Nhập siêu chủ yếu vẫn từ Trung Quốc, chiếm 23,2% tổng nhập siêu với các nước trong giai đoạn 2001-2010. Đặc biệt tỷ lệ này đạt tới 61,7% vào năm 2008 và 154% vào năm 2010 so với nhập siêu hàng hóa của nước ta.
Ông Tuyển cũng cho hay, sau gia nhập WTO, dòng vốn FDI đổ vào nước ta tăng nhanh nhưng không tạo ra nhiều hàng xuất khẩu. Điều này khiến cho tình trạng nhập siêu tăng mạnh, tạo sức ép nên tỷ giá, gia tăng lạm phát. Trong thời gian tới, chính phủ nên chú ý đến hoạt động đầu tư cấp phép nước ngoài, đầu tư vào sản xuất xuất khẩu, công nghệ cao.
"Chúng ta nên lưu ý tới việc xuất khẩu các mặt hàng giá thấp sang thị trường Trung Quốc", ông Tuyển nói. Bởi đây là thịt trường lớn, nhu cầu cao và hiện nay nước này chỉ chú trọng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Nếu thực hiện, nên coi đây là hướng đi trong thời gian trước mắt chứ không phải là chiến lược lâu dài.
Nguồn DVT
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư