Tìm thị trường cho gạo Việt
Gạo Việt Nam đang tiến đến những thị trường khó tính. Nguồn ảnh: Baodautu.vn
Nhiều thị trường tiềm năng
Ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May, chia sẻ “muốn đủ sản lượng gạo xuất khẩu phải chờ đến năm sau”. Khi mới nhận hợp đồng với đối tác Mỹ, ông Thiện đã nghĩ đến viễn cảnh đưa gạo Việt sang Mỹ cạnh tranh công bằng với gạo Thái Lan, vốn đã có mặt tại Mỹ từ nhiều năm nay. Đây cũng là một bước đi mới của Cỏ May, thị trường Mỹ đòi hỏi chất lượng cao nhưng giá cũng cao hơn các thị trường khác trong khu vực.
Trong khi đó, công ty Cổ phần Gentraco lại đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu gạo sang Australia và New Zealand. Theo đại diện công ty, các thị trường này đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng giá bán cao hơn nhiều so với các thị trường khác.
Trước khó khăn trong xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, giá lúa gạo xuất khẩu Việt Nam đang chào với các nước có xu hướng rớt mạnh. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào với mức giá 340- 345 USD/tấn, giảm 105 USD/tấn so với năm ngoái và giảm 65 USD/tấn so với 5 năm trước.
Hiện giá gạo Việt Nam đang có mức thấp nhất thị trường xuất khẩu. Nhưng gạo Việt đang phải cạnh tranh với thị trường có sản lượng xuất khẩu gạo lớn là Thái Lan và thị trường đang nổi là Campuchia.
Trong khi, gạo Việt còn phải cạnh tranh với gạo Thái Lan có thị trường xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu tụt dốc khiến giá lúa trong nước rớt mạnh, trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang vào thu hoạch rộ lúa Đông Xuân.
Trong thời điểm chờ cơ hội tích cực hơn từ thị trường Trung Quốc, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường gạo xuất khẩu có tiềm năng trong năm nay là Philippines, Malaysia, Nhật Bản. Gần nhất, Vinafood 2 vừa thắng thầu 50.000 tấn gạo bán cho Malaysia, giao hàng trong tháng 3.2019. Đơn vị này vẫn đang tìm thêm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường khác trong thời gian tới.
Một hy vọng nữa đến từ thị trường Philippines. Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) đã thông qua 1.186 triệu tấn hạn ngạch nhập khẩu gạo 5% và 25% tấm. Hiện có 180 công ty tại Philippines đang được cấp hạn ngạch nhập khẩu, dự kiến số lượng công ty được cấp phép sẽ còn tăng lên. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines trên 1 triệu tấn gạo, chiếm 13% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Hiện Trung Quốc đang kiểm tra lại các đầu mối xuất khẩu gạo ở Việt Nam, có khả năng họ sẽ thu hẹp các đầu mối giống như đã làm với Thái Lan. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,32 triệu tấn gạo, chiếm 23% tổng lượng gạo xuất khẩu, giảm 42,36% so với năm 2017. Từ đầu năm đến nay hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào ký bán gạo vào thị trường Trung Quốc và họ vẫn đang tìm kiếm các hợp đồng từ thị trường này.
Gỡ khó cho lúa gạo trong nước
Lúa gạo trong nước hiện nay đang bị ảnh hưởng do sản lượng xuất khẩu đang thấp. Cụ thể, tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa giảm mạnh, cụ thể, Lúa IR 50404 tươi hiện có giá 4.500 - 4.600 đồng/kg, giảm 500 - 700 đồng/kg. Vì vậy, nhà nước có yêu cầu các công ty lúa gạo phải có biện pháp giải quyết để gỡ khó cho ngành lúa gạo..
Tổng cục Dự trữ (thuộc Bộ Tài chính) cho biết đã bán hồ sơ gói thầu mua 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa dự trữ năm nay. Vì vậy, lúa gạo tại ĐBSCL đang được các doanh nghiệp đầu mối thu mua. Thực tế từ ngày 10.2 đến nay, việc tiêu thụ lúa của nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất khó khăn do các thương lái thu mua rất ít.
Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty Ngọc Quang Phát Hậu Giang, cho biết đến nay công ty đã ký hợp đồng bao tiêu lúa Đông Xuân 2018 – 2019 được 4 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang với giá thị trường. Công ty mong muốn được mở rộng ký kết bao tiêu nhiều hơn, tuy nhiên nguồn vốn của công ty có hạn, đồng thời tính pháp lý và ràng buộc hợp đồng bao tiêu với các hợp tác xã chưa được chắc chắn lắm nên công ty chưa triển khai bao tiêu được nhiều.
Đến nay, tại Hậu Giang, vụ lúa Đông Xuân 2018 – 2019 đã có trên 30 doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với diện tích hơn 23.000 ha trong tổng diện tích xuống giống hơn 78.000 ha. Theo kế hoạch trong 1 đến 2 tuần tới nhiều diện tích lúa Đông Xuân của Hậu Giang sẽ được thu hoạch.
Năm 2019, thị trường xuất khẩu gạo sẽ cạnh tranh khốc liệt do Thái Lan đang cạnh tranh với Việt Nam khi chấp nhận chào bán ở mức giá thấp, Trung Quốc tiếp tục áp thuế nhập khẩu gạo ở mức cao. Do đó, điều quan trọng với ngành lúa gạo Việt Nam là phải nâng cao chất lượng hạt gạo. Bên cạnh đó, chính sách đất đai cần phải sửa đổi để xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất. Đồng thời, tiếp tục quảng bá đưa thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam ra thị trường thế giới bằng cách tăng khả năng nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trọng Hoàng
-
Trực Thanh