Hủy
Kinh Doanh

Tuyến vận tải mới khắc phục chính sách phong tỏa của Trung Quốc

Quốc Cường Thứ Ba | 30/08/2022 16:03

Dịch vụ Đường sắt xuyên Á sẽ được mở rộng đến các Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Châu Âu. Ảnh: T.L

Hàng hóa được vận chuyển bằng tàu hỏa theo tuyến Kazakhstan sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian so với đường biển, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.
 

Thời gian qua, vai trò của đường sắt Việt Nam trong lĩnh vực logistic được tăng thêm khi xúc tiến vận chuyển container đến Trung Quốc thành công, và từ đó quá cảnh đi Nga, các nước Trung Á. Theo lãnh đạo ngành đường sắt, với ưu thế kết nối đường sắt liên vận quốc tế, đường sắt còn có chi phí thấp, đúng giờ nên gần đây vận chuyến hàng hóa bằng đường sắt tăng trưởng mạnh, bù đắp cho kinh doanh vận tải hành khách giảm sút do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Lâu nay Việt Nam chủ yếu là vận tải bằng đường biển và đường bộ, bởi vì đường sắt có trở ngại là khổ đường ray trong nước chênh lệch với quốc tế khiến năng lực vận tải bị hạn chế. Hiện trở ngại này đã được khắc phục, lợi thế ngành logistic được hưởng từ đường sắt là chuyên chở khối lượng lớn, đi xa và độ an toàn cao, thời gian đi rút ngắn một nửa so với đường biển.

 

Theo đó, doanh nghiệp đường sắt Việt Nam đã liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp vận tải, giao nhận hàng hóa ở các nước để cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói rất thuận tiện cho khách hàng. Không chỉ nhận vận chuyển hàng bằng đường sắt đi các nước, đường sắt Việt Nam còn nhận vận chuyển đa phương thức: đường sắt - đường sắt, đường sắt - đường bộ, đường sắt - đường biển.

Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc áp dụng các chính sách cứng rắn nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19, tàu chở hàng hóa từ Việt Nam ra thế giới gặp không ít khó khăn vì hiện nay, đường sắt Việt Nam kết nối với hệ thống đường sắt quốc tế thông qua đường sắt nước này.

Để khắc phục thực trạng trên, ITL Railway đã cung cấp thêm giải pháp dịch vụ vận tải tích hợp cho khách hàng, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Trung Quốc bằng đường biển, sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường sắt từ Trung Quốc đến Kazakhstan và các nước Trung Á. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay, hàng hóa được lưu thông nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu về thời gian hàng hóa đến ga đích cho các khách hàng.

Việt Nam liên tục tìm kiếm các giải pháp kết nối, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước Trung Á, châu Âu.
Việt Nam liên tục tìm kiếm các giải pháp kết nối, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước Trung Á, châu Âu.

Kazakhstan có vị trí như cửa ngõ để kết nối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đi Nga, các nước Trung Á và châu Âu với lưu lượng lớn. Khi hàng hóa được vận chuyển bằng tuyến vận tải này, thời gian vận chuyển sẽ ngắn hơn nhiều so với đi bằng đường biển bên cạnh việc giá thành cũng sẽ cạnh tranh hơn.

Sau khi mở rộng dịch vụ vận chuyển Đường sắt xuyên Á từ Việt Nam đến Almaty, Kazakhstan, chuyến hàng hóa đầu tiên của ITL Railway với 24 container hàng hóa thực phẩm xuất phát từ Việt Nam đã đến Almaty thành công vào ngày 11/7/2022 vừa qua. Tiếp đó, 82 container hàng cũng sẽ đến Kazakhstan vào cuối tháng 8 này.

Có thể bạn quan tâm:

Hàng loạt nhà máy ở châu Âu dừng sản xuất phân bón vì giá khí đốt tăng vọt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới