Vốn FDI vẫn đổ gần 14 tỉ USD vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
Ảnh: batimexhr.com.vn
Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế thế giới gần như “đóng băng” nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (FDI) đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tại Việt Nam vẫn tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước, với mức tăng 40,3% so với năm 2018, 11,5% so với năm 2017 và 36,7% so với năm 2016.
Cả nước có 1.212 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 7,44 tỉ USD, tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư tăng là do trong 5 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhân đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỉ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký mới. Dự án lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,7 triệu USD năm 2019 lên 6,1 triệu USD trong năm 2020.
Cả nước có 1.212 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 7,44 tỉ USD, tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: tapchicongthuong.vn |
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp 2,99 tỉ USD, bằng 39,1% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 5 tháng đầu năm 2019. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ 45,7% trong 5 tháng năm 2019 xuống 21,5% trong 5 tháng năm 2020.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,88 tỷ USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,92 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 945 triệu USD và 801 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư, đã có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,31 tỉ USD, chiếm 38,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 1,45 tỉ USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỉ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí số 1 với 325 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 với 176 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 133 dự án, Hồng Kông đứng thứ 4 với 113 dự án.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỉ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ảnh: tapchiataichinh |
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỉ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 1,9 tỉ USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,6 tỉ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương...
Mặc dù giảm so với cùng kỳ, song tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020, khu vực FDI vẫn xuất siêu 10,5 tỉ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,8 tỉ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 8,6 tỉ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 1,88 tỉ USD.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Tiến sĩ Võ Trí Thành
-
Lam Hồng
-
Trực Thanh