Vướng mắc khi đóng cửa bãi rác Phước Hiệp
Bãi rác Phước Hiệp do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO) làm chủ đầutư với kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng, quy mô chôn lấp hiện nay khoảng 2.000 tấn/ngày.
Cho đến thời điểm này, tổng chi phí thực hiện dự án đã hơn 604 tỉ đồng. Xí nghiệp Xử lý chấtthải rắn (thuộc CITENCO) trực tiếp quản lý với quy mô 300 lao động.
Tại cuộc họp của UBND TP.HCM vào ngày 10.6 với các sở ngành liên quan, Phó chủ tịch UBND TP.HCMNguyễn Hữu Tín cho biết thành phố chủ trương đóng cửa bãi rác này.
Lượng rác thải hằng ngày sẽ được chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện BìnhChánh.
Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc CITENCO, cho rằng trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án,300 lao động nói trên sẽ mất việc làm.
Theo ông Nhựt, công việc xử lý rác đối với họ đa phần là nghề "cha truyền con nối" qua nhiều thếhệ. Khi bị mất việc làm, họ khó có khả năng tìm được việc làm khác để ổn định cuộc sống.
Cùng chung hoàn cảnh với 300 lao động này, khoảng 1.500 cán bộ, công nhân viên CITENCO dự kiến sẽbị giảm thu nhập từ mức 8 triệu đồng/tháng xuống còn 4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, chấm dứt hoạt động của dự án còn ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp khác gồm Công ty TNHHMột thành viên Cựu chiến binh TP.HCM và Công ty cổ phần Thanh Long.
Hai doanh nghiệp này đã đầu tư 150 tỉ đồng để trang bị phương tiện, thiết bị thực hiện công đoạntrung chuyển rác và xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác.
Theo phân tích của CITENCO, không khai thác công năng của bãi rác sẽ gây ra lãng phí lớn khithành phố phải chi một lần ít nhất hơn 856 tỉ đồng (bù cho chủ đầu tư).
Chưa kể, hằng năm TP.HCM dự kiến phải tiếp tục chi thêm hơn 20 tỉ đồng cho việc duy tu, bảodưỡng…
Theo phân tích của Giám đốc Sở TN-MT Đào Anh Kiệt, chi phí xử lý rác hiện nay của Khu liên hợpxử lý chất thải Đa Phước khoảng 19,579 USD/tấn, tại bãi rác Phước Hiệpỏkhoảng 17,14 USD/tấn.
Như vậy, chi phí ngân sách sẽ tăng khoảng 40 tỉ đồng/năm nếu giao thêm 2.000 tấn rác/ngày cho ĐaPhước. Tính hết chu kỳ dự án này (dự kiến 2029 - 2030), ngân sách phải chi thêm ít nhất 600 - 640tỉ đồng.
Sở TN-MT cho biết hiện nay mỗi ngày có khoảng 260 - 280 chuyến xe vận chuyển rác (3.000tấn/ngày) về Đa Phước, đã xuất hiện ùn tắc giao thông từ quốc lộ 50 vào khu liên hợp.
Với kịch bản chuyển thêm 2.000 tấn rác/ngày, số xe vận chuyển tăng lên khoảng 460 - 490 xe/ngày,chắc chắn ùn tắc sẽ khó tránh khỏi.
Điều này dẫn đến ùn ứ rác, ô nhiễm môi trường thứ cấp từ mùi rác do quá trình phân hủy sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến sinh hoạt của khu dân cư quanh quốc lộ 50.
Bên cạnh đó, vận chuyển thêm rác về Đa Phước cần phải chuẩn bị thực hiện rất nhiều nội dung vềmặt thủ tục pháp lý, kỹ thuật…
Chốt lại vấn đề, ông Nguyễn Hữu Tín cho hay, thành phố chủ trương phải đóng cửa bãi rác PhướcHiệp nhằm mục đích đảm bảo môi trường.
Ông Tín giao CITENCO lập đề án chuyển đổi lao động và một số vấn đề khác có liên quan. Trongthời gian xử lý dứt điểm, tạm thời cho bãi rác tồn tại.
Đơn vị trên cần tiếp tục thực hiện hoàn thành các hạng mục còn lại đang dở dang để đưa vào dựphòng xử lý rác của thành phố khi cần (ước tổng kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng).
Ông Tín yêu cầu Sở GTVT khẩn trương tổ chức phân luồng giao thông, nghiên cứu khả năng tận dunggiao thông thủy để vận chuyển rác về Đa Phước, chứ không phải chỉ đường bộ.
Nguồn Thanh Niên
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư