Hủy
Kinh Doanh

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 38 tỉ USD năm nay

Hải Bằng Thứ Hai | 22/11/2021 14:46

Ngoài các mặt hàng truyền thống, Việt Nam cũng xuất lượng lớn sản phẩm vải làm lốp xe, vải làm đường vào các thị trường như Mỹ, Ấn Độ, Canada... Ảnh: TL.

 
 
Ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 tỉ USD trong 10 tháng qua, 2 tháng còn lại của năm, xuất khẩu dự kiến đạt 3 tỉ USD mỗi tháng.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 tỉ USD trong 10 tháng qua, tăng gần 11% so với cùng kỳ 2020. Hai tháng còn lại của năm, xuất khẩu dự kiến đạt 3 tỉ USD mỗi tháng, cả năm có thể đạt khoảng 38 tỉ USD.

Theo Vitas, những đợt giãn cách xã hội kéo dài tại các tỉnh phía Nam trong đợt dịch thứ 4 đã khiến công suất ngành giảm khoảng một nửa, ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng trong nước, quốc tế.

Nhờ các biện pháp nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10, sản xuất dệt may, nhất là ở khu vực TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, đã hồi phục nhanh chóng. Tỉ lệ người lao động trở lại các nhà máy làm việc đạt hơn 90%.

Ảnh: TL.
Sản xuất dệt may, nhất là ở khu vực TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, đã hồi phục nhanh chóng. Ảnh: TL.

Sợi là lĩnh vực đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của dệt may năm nay, với 4,5 tỉ USD trong 10 tháng và dự kiến cả năm khoảng 5,3 tỉ USD. Ngoài ra xuất khẩu vải cũng có thể đạt khoảng 2,4 tỉ USD đến cuối năm nay.

Ngoài các mặt hàng truyền thống, Việt Nam cũng xuất lượng lớn sản phẩm vải làm lốp xe, vải làm đường vào các thị trường như Mỹ, Ấn Độ, Canada...với trị giá gần 640 triệu USD trong 10 tháng qua, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2020.

WTO
Đánh giá nhu cầu thị trường thế giới với các sản phẩm may mặc trong năm 2022 sẽ tăng nhanh chóng cùng việc mở cửa trở lại của các quốc gia, Vitas dự báo xuất khẩu dệt may năm sau có thể đạt 43-43,5 tỉ USD. Ảnh: WTO

Đánh giá nhu cầu thị trường thế giới với các sản phẩm may mặc trong năm 2022 sẽ tăng nhanh chóng cùng việc mở cửa trở lại của các quốc gia, Vitas dự báo xuất khẩu dệt may năm sau có thể đạt 43-43,5 tỉ USD.

Nhưng để đạt mục tiêu này, Hiệp hội lưu ý các doanh nghiệp sản xuất dệt may trong nước cần bắt kịp xu hướng tiêu dùng, đẩy mạnh dùng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...để tận dụng lợi thế từ các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, châu Âu, các thị trường thuộc khối CPTPP hay RCEP...Việc này cũng nhằm khẳng định chiến lược sản xuất, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của ngành dệt may.

Trị giá xuất khẩu thủy sản đạt 889 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới