Biểu đồ lượng khí thải carbon trên thế giới theo quốc gia
Mỹ là quốc gia phát thải carbon lớn nhất, thải ra 422 tỉ tấn CO₂ vào khí quyển kể từ Cách mạng Công nghiệp. Ảnh: CNN
Theo Global Carbon Atlas, những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, chiếm 52% lượng CO của thế giới vào năm 2021. Những quốc gia này cũng có dân số lớn nhất.
Hiệu ứng nhà kính, cần thiết để duy trì nhiệt độ thân thiện với sự sống trên trái đất, đã trở nên trầm trọng hơn do đốt nhiên liệu hóa thạch. Sự khuếch đại hiệu ứng nhà kính tự nhiên này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể đối với hệ thống khí hậu của toàn cầu. Đồ họa dưới đây sử dụng dữ liệu từ Global Carbon Atlas để khám phá những quốc gia nào đóng góp nhiều nhất vào lượng khí thải CO2.
Xét về lượng khí thải CO2 bình quân đầu người (tấn), Mỹ tương đối cao ở mức 15,32, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ xếp hạng thấp hơn lần lượt ở mức 7,44 và 1,89. Trong lịch sử, Mỹ là quốc gia phát thải carbon lớn nhất, thải ra 422 tỉ tấn CO2 vào khí quyển kể từ Cách mạng Công nghiệp. Con số này tương đương với gần 1/4 tổng lượng CO2 được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động công nghiệp.
Với dân số khổng lồ và thực tế là các quốc gia thường tăng lượng khí thải khi phát triển hơn, Trung Quốc và Ấn Độ có thể tiếp tục tăng thị phần của mình hơn nữa. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tỉ lệ phát thải toàn cầu của Ấn Độ có thể tăng lên 10% vào năm 2030.
Tất cả những quốc gia đóng góp chính lượng carbon vào khí quyển này đều đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải trong những thập kỷ tới. Đối với Mỹ đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì Trung Quốc đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 và Ấn Độ gần đây đã đặt mục tiêu vào năm 2070.
Có thể bạn quan tâm:
Giảm phát thải: Tính từ vạch xuất phát
Nguồn Visualcapitalist
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hằng Nguyễn
-
An Hạ