Carbon xanh chống biến đổi khí hậu như thế nào?
Carbon xanh của đại dương có thể là vũ khí bí mật của chúng ta trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: CNN
Ngày nay, 33 tỉ tấn carbon được lưu trữ trong hệ sinh thái carbon xanh. Xét theo bối cảnh, con số này tương đương với 81% lượng khí thải được tạo ra trên toàn cầu vào năm 2023. Những bể chứa carbon màu xanh này đóng vai trò quan trọng trong việc khóa carbon và được tìm thấy trên 3 hệ sinh thái chính: Rừng ngập mặn, Đầm lầy nước mặn, Cỏ biển.
Đồ họa dưới đây, được sử dụng bởi Carbon Streaming Corporation, minh họa tiềm năng cô lập đáng kể của carbon xanh.
Các hệ sinh thái carbon xanh nằm trong số những hệ sinh thái có năng suất cao nhất trên thế giới, có nghĩa là thực vật của chúng thường phát triển rất nhiều mỗi năm và trong quá trình đó hấp thụ một lượng lớn carbon.
Ngoài ra, đất phần lớn kỵ khí (không có oxy) nên carbon đưa vào đất sẽ phân hủy rất chậm và có thể vẫn còn nguyên vẹn và được lưu trữ trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm.
Trên thực tế, rừng ngập mặn hấp thụ carbon nhanh hơn 56 lần so với rừng nhiệt đới. Các đầm lầy muối, chủ yếu được tìm thấy dọc theo bờ biển Bắc Mỹ và Úc, một bể chứa carbon hiệu quả cao khác. Là một hệ sinh thái phức tạp, chúng bảo vệ bờ biển khỏi lũ lụt và giúp ngăn chặn thiệt hại về tài sản ở các cộng đồng lân cận. Tuy nhiên, từ năm 2000-2019, thế giới đã mất 561 dặm vuông đầm lầy muối, tương đương với gấp đôi diện tích của Singapore.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, 1 ha cỏ biển hấp thụ lượng carbon dioxide tương đương với 15 ha rừng nhiệt đới mỗi năm. Điều này một phần là do chúng bẫy các chất hữu cơ và trầm tích có chứa carbon. Những thảm cỏ biển, được mệnh danh là "lá phổi" của đại dương, có mặt ở mọi châu lục trên toàn cầu, ngoại trừ Nam Cực.
Trong 40 năm qua, 20% diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đã bị phá hủy do nuôi tôm, trồng dầu cọ và các hoạt động thương mại khác. Sự co rút tự nhiên cũng đóng một vai trò nào đó. Theo một số ước tính, rừng ngập mặn không được bảo vệ trên thế giới có thể bị loại bỏ trong vòng 100 năm tới.
Các đầm lầy muối biến mất cũng đáng lo ngại. Một nghiên cứu cho thấy tổn thất toàn cầu tương đương với diện tích của 2 sân bóng đá mỗi giờ trong 20 năm từ 2000-2019. Điều này dẫn đến việc giải phóng lượng khí thải toàn cầu ròng ước tính hàng năm tương đương với lượng khí thải hàng năm của 3,5 triệu chiếc ô tô.
Các hệ sinh thái carbon xanh đang bị mất ở mức nghiêm trọng và cần có hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự suy thoái và mất mát thêm.
Các dự án được tài trợ bằng tín chỉ carbon đảm bảo rằng các hệ sinh thái này được bảo vệ. Thông qua việc bán tín chỉ carbon, việc bảo tồn rừng ngập mặn và đầm lầy ngập mặn sẽ có hiệu quả kinh tế hơn so với việc sử dụng chúng cho các hoạt động thương mại khác.
Một ví dụ là Dự án Carbon xanh Vịnh Magdalena ở Mexico, dự án bảo vệ khoảng 15.000 ha rừng ngập mặn và môi trường biển khỏi hoạt động nuôi tôm ở các khu vực lân cận. Dự án nhằm mục đích thúc đẩy 9 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (UN SDGs) trong nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy các cơ hội kinh tế mới trong cộng đồng địa phương.
Dự án Carbon xanh Vịnh Magdalena ở Mexico. Ảnh: Carbon Streaming. |
Trong hơn 30 năm, dự án mà Carbon Streaming có thỏa thuận dòng tín dụng carbon, dự kiến giảm lượng khí thải nhà kính tương đương khoảng 25 triệu tấn carbon dioxide.
Hệ sinh thái carbon xanh mang lại những lợi ích khác ngoài khả năng cô lập carbon, như: Vùng đệm bảo vệ bờ biển trước bão lớn, Hấp thụ nước lũ dư thừa, Bảo vệ khu vực môi trường sống biển xung quanh để thúc đẩy SDG của Liên Hiệp Quốc.
Bằng cách bảo tồn các hệ sinh thái quan trọng này, tín dụng carbon đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua các thách thức về khí hậu nhằm giúp thế giới đạt mức không khí thải.
Có thể bạn quan tâm:
Tòa nhà bền vững: Xu hướng mới
Công ty có giá trị nhất nước Mỹ kể từ năm 1995
Nguồn Visualcapitalist
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Việt Phong (Tổng hợp)
-
Hằng Nguyễn
-
An Hạ