Đâu là nền tảng giúp doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy quá trình vận hành doanh nghiệp xanh hơn, hiệu quả hơn?
Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric thị trường Việt Nam và Campuchia.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh của các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Chính phủ Việt Nam đã công bố cam kết giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0 vào năm 2050. Để hiện thực cam kết này, Việt Nam được vạch định cần tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua việc khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.
Vào năm 2010, các quản lý năng lượng thường dành cả ngày làm việc với công ty tiện ích địa phương nhằm đảm bảo dịch vụ và chi phí được quản lý hiệu quả. Vào thời điểm đó, năng lượng tái tạo chưa được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, lưới điện thay đổi rõ rệt nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo và khí đá phiến, cũng như mối lo ngại về sản xuất hạt nhân và xu hướng giảm thiểu sử dụng tài nguyên than, thông tin ghi nhận từ một cuộc khảo sát bởi Schneider Electric, tập đoàn tiên phong về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa trong báo cáo với tiêu đề Insights: 2020 Corporate Energy and Sustainability Progress Report.
Báo cáo được thực hiện dưới sự hỗ trợ GreenBiz Research, tiết lộ thêm rằng sự gia tăng cơ sở hạ tầng cũ kỹ đã thúc đẩy nhu cầu về các giải pháp phi tập trung như tái tạo năng lượng tại chỗ, lưu trữ pin và lưới điện siêu nhỏ. Những hệ thống điện mới này bao gồm các tài sản số hoá được kết nối hơn, sạch hơn.
Plug-and-Play - Giải pháp cần thiết cho mọi doanh nghiệp
Với sự ra đời của Công nghiệp 4.0 hay Điện toán biên trong công nghiệp (Industrial Edge), Schneider Electric đã phát triển EcoStruxure, một danh mục linh hoạt của phần mềm cung cấp không gian đặt máy chủ hiệu quả, an toàn và bền vững, giúp các doanh nghiệp quản lý cơ sở hạ tầng của họ hiệu quả hơn.
Nền tảng này có “sự đổi mới ở mọi cấp độ, từ các sản phẩm được kết nối đến điều khiển biên và các ứng dụng, phân tích, dịch vụ”, đại diện Schneider Electric cho biết thêm.
Với trọng tâm hỗ trợ các đối tác và khách hàng của Schneider Electric, EcoStruxure được thiết kế với tính năng giám sát nâng cao, lập kế hoạch hiệu quả, khả năng hỗ trợ số hoá tại chỗ để dự đoán và giảm thiểu rủi ro mất điện, chủ động nhận thông tin chuyên sâu và đề xuất phương án khả thi, cũng như tối ưu hóa hiệu suất cơ sở hạ tầng và tiết kiệm trên toàn hệ thống giúp tối ưu vòng đời của các thiết bị số hóa.
“EcoStruxure là kiến trúc hệ thống hỗ trợ IoT và nền tảng mở, cắm là chạy, có khả năng tương tác của Schneider Electric dành cho gia đình, tòa nhà, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp”, ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric thị trường Việt Nam và Campuchia cho biết. |
Nền tảng này cung cấp các giải pháp số hoá được triển khai cho nhiều ngành khác nhau, đòi hỏi lượng điện lớn để vận hành như Ô tô và phương tiện giao thông chạy điện; Nhà cung cấp dịch vụ và điện toán đám mây; Bất động sản thương mại; Trung tâm dữ liệu và mạng; Công ty điện lực; Năng lượng và hoá chất; Quản lý nhà máy; Thực phẩm và Giải khát; Y tế; Khách sạn; Khoa học đời sống; Máy móc; Hàng hải; Khai thác mỏ, Khoáng sản và Kim loại; Tự động hóa quy trình; Nước và Nước thải.
“Các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến các hoạt động quản lý từ xa trong thế giới không khoảng cách như hiện nay. Với Công nghiệp 4.0 đòi hỏi mức độ an ninh mạng khắt khe, công nghệ quản lý từ xa cho phép nhà điều hành nhà máy tiếp tục điều chỉnh quy trình, tiến hành bảo trì và đưa ra quyết định vận hành nhanh chóng - ngay cả khi quyền truy cập vào nhà máy vật lý bị hạn chế”, đại diện Schneider Electric cho biết.
“Ngày nay, nhu cầu về khả năng xử lý dữ liệu ở biên ngày càng tăng. Cụ thể, các ứng dụng như quản lý tài sản cần giám sát hiệu suất và xử lý dữ liệu trong thời gian thực để hoạt động bình thường”.
Dữ liệu - Trọng tâm của nền tảng giúp tối đa hóa hiệu quả vận hành doanh nghiệp
Trọng tâm của EcoStruxure là các khả năng phân tích, thu thập dữ liệu trên đám mây liên quan đến năng lượng của tổ chức, cho phép doanh nghiệp vận hành một cách an toàn, bảo mật, đáng tin cậy và bền vững. Thông tin đầy đủ các công cụ dự báo và quy định bao gồm EcoStruxure Building, EcoStruxure Plant & Machine, EcoStruxure Grid, EcoStruxure IT, EcoStruxure Power và EcoStruxure Platform, bao gồm nhiều chức năng quản lý năng lượng trong một tổ chức.
“Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) mở đường cho giải pháp kết nối các thiết bị với nhau, nâng cao khả năng xử lý dữ liệu và hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa khả năng điều khiển, vận hành hệ thống tại chỗ hoặc thông qua điện toán đám mây. Giải pháp này hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các giải pháp công nghệ thông tin quy mô lớn, sử dụng năng lượng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”, đại diện Schneider Electric giải thích.
Hãy tưởng tượng một nền tảng có thể theo dõi hiệu suất của vật liệu và thiết bị, thu thập dữ liệu quan trọng từ các cảm biến được kết nối với IoT và các thiết bị cũng như phần mềm giám sát khác, đưa chúng lên đám mây và phân tích thông tin để báo cáo những dữ liệu ý nghĩa, dẫn đến hành động thực tế trong thời gian thực. Chuỗi chức năng này cho phép các tổ chức tối ưu hóa tính bền vững và cải thiện việc giám sát và báo cáo trong toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Dự án “The Zero Carbon” - Sáng kiến thúc đẩy doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành
Tất cả những cải tiến từ công nghệ đến giải pháp của Schneider Electric không chỉ giúp cải thiện lợi nhuận của khách hàng mà còn giảm lượng khí thải carbon cho mỗi doanh nghiệp. Đại diện Schneider Electric cho biết: “Các giải pháp quản lý năng lượng và tự động hóa công nghiệp EcoStruxure của Schneider Electric được thiết kế đặc biệt để cải thiện năng suất, hiệu quả hoạt động và giúp Công ty thúc đẩy tăng trưởng mà song hành việc đảm bảo tính bền vững với môi trường”.
Bằng chứng là, giải pháp EcoStruxure đã mang lại những lợi ích đáng kể cho Schneider Electric và các đối tác của mình, bao gồm giảm chi phí và thời gian thiết kế kỹ thuật đến 80%, tiết kiệm 75% chi phí bảo trì và giảm 50% lượng khí thải carbon trong quá trình vận hành.
Nhằm thực hiện hóa cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, Schneider Electric đã khởi động dự án “The Zero Carbon” vào tháng 4/2021. Thông qua sáng kiến này, Công ty sẽ hợp tác với 1.000 đối tác hàng đầu của mình - đại diện cho 70% lượng khí thải nhà cung cấp của Schneider - để giảm 50% lượng khí thải CO2 trong chuỗi hoạt động của họ vào năm 2025. Sáng kiến này là một phần trong mục tiêu phát triển bền vững của Schneider với mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5oC vào năm 2100, dựa trên Thỏa thuận Paris.
Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric thị trường Việt Nam và Campuchia, đã gợi ý một số ngành mà Việt Nam có thể tập trung nhiều hơn cho hoạt động số hóa: “Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm – đồ uống là 2 ngành mà chúng tôi đang muốn tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì 2 ngành này có tính cạnh tranh rất cao. Nếu chúng ta áp dụng số hoá, công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất, điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản lượng cũng như giúp giảm chi phí và giá thành. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy xu thế nổi bật trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững. Điển hình như tại Hội nghị cấp cao COP26, Việt Nam cam kết đến năm 2050 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0". Để làm được điều đó, chúng ta phải tối ưu tất cả các hoạt động và nâng cao tính hiệu quả. Theo đó, trên nền tảng EcoStruxure của Schneider Electric, chúng tôi cũng đưa ra các giải pháp chuyên biệt như EcoStruxure Machine, hay EcoStruxure cho ngành thực phẩm – đồ uống”.
Theo đó, Schneider Electric Việt Nam đã được vinh danh với giải thưởng Trải nghiệm Số hoá của năm tại ngành Năng lượng Việt Nam (Vietnam Digital Experience of the Year - Energy) tại Asian Experience Awards 2022 vừa qua.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
An Hạ