Hủy
Phát triển bền vững

Phát thải toàn cầu đã chậm lại ngay cả trước khi xảy ra đại dịch

Phùng Mỹ Thứ Bảy | 12/12/2020 18:02

Lượng khí thải hàng không giảm mạnh 75%, mặc dù sự sụt giảm đó có ảnh hưởng toàn cầu nhỏ hơn. Ảnh: Bloomberg

 
 
Lượng phát thải khí nhà kính giảm do việc sử dụng than giảm, cùng với hiệu quả từ các chính sách khí hậu và năng lượng mới.

Theo Bloomberg, tốc độ tăng trưởng của khí nhà kính do con người tạo ra đã chậm lại ngay cả trước khi đại dịch tấn công nền kinh tế toàn cầu, nhưng không đủ nhanh để kìm hãm tốc độ biến đổi khí hậu. 

Lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch chỉ tăng 0,1% trong năm 2019 so với năm trước đó. Theo Dự án Carbon Toàn cầu, lượng khí thải sẽ giảm kỷ lục 7%, xuống còn 34 tỉ tấn CO₂ vào năm 2020. Đây là một nỗ lực quốc tế của các nhà nghiên cứu nhằm đo lượng khí thải CO₂. 

Giám đốc điều hành Pep Canadianell của Ngân sách Carbon Toàn cầu cho biết: “Mức giảm này là chưa từng có và lớn hơn khoảng 5 lần so với mức giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2018”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức tăng trưởng trung bình hàng năm về lượng khí thải toàn cầu từ 2010 - 2019 giảm xuống 0,9%, so với mức tăng trung bình 3% được đăng ký trong thập niên trước. 

Tuy nhiên, sự chậm lại đó không đủ để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Các mô hình khoa học cho thấy tổng lượng khí thải cần phải giảm từ 25% đến 50% cho đến năm 2030 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2°C hoặc 1,5°C so với mức tiền công nghiệp. Đây là ngưỡng mà các nhà nghiên cứu khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết sẽ khóa những tác động hủy diệt nhất định của sự nóng lên.

Mức tăng nhỏ của năm ngoái và lượng khí thải giảm kỷ lục trong năm nay cũng sẽ không làm chậm quá trình tích tụ CO₂ trong khí quyển, nguyên nhân gây ra phần lớn xu hướng ấm lên toàn cầu. Nồng độ CO₂ vào năm 2020 cao hơn 48% so với mức tiền công nghiệp và 16% hồi năm 1990. 

Lượng khí thải toàn cầu giảm kỷ lục 7% trong năm 2020. Ảnh: Dự án Carbon Toàn cầu.
Lượng khí thải toàn cầu giảm kỷ lục 7% trong năm 2020. Ảnh: Dự án Carbon Toàn cầu.

Lượng khí thải từ Trung Quốc, quốc gia phát thải hàng đầu thế giới, đã giảm 1,7% trong năm nay. Lượng khí thải của Mỹ giảm 12%, trong khi Liên minh Châu Âu không bao gồm Vương quốc Anh giảm 11%. Quốc gia phát thải lớn thứ ba thế giới Ấn Độ đã cắt giảm 9% lượng khí thải CO₂. 

Lượng khí thải trong giao thông, thường chiếm 21% lượng khí thải toàn cầu, đã giảm một nửa trong thời gian các nước ngừng các hoạt động phổ biến do đại dịch. Ảnh: OBCCD.
Lượng khí thải trong giao thông, thường chiếm 21% lượng khí thải toàn cầu, đã giảm một nửa trong thời gian các nước ngừng các hoạt động phổ biến do đại dịch. Ảnh: OBCCD.

Lượng khí thải trong giao thông, thường chiếm 21% lượng khí thải toàn cầu, đã giảm một nửa trong thời gian các nước ngừng các hoạt động phổ biến do đại dịch. Ảnh: OBCCD.

Lượng khí thải hàng không giảm mạnh 75%, mặc dù sự sụt giảm đó có ảnh hưởng toàn cầu nhỏ hơn. Nguyên nhân là vì hàng không chỉ chiếm dưới 3% tổng lượng khí thải toàn cầu. Lượng khí thải công nghiệp giảm 1/3, trong khi lượng khí thải từ sản xuất điện giảm 15%.

Ở nhiều nơi, lượng khí thải giảm mạnh do các hạn chế của COVID-19 được xếp chồng lên các mức giảm trước đó. 24 quốc gia đã thu hẹp lượng khí thải carbon của họ trong thập niên qua, bao gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức và Mexico. 

Mỹ và EU phát thải ít hơn trong năm 2019 phần lớn là do họ giảm lượng than sử dụng lần lượt gần 15% và 18%. Báo cáo cho biết lượng khí thải của Ấn Độ đã thấp hơn mức bình thường vào cuối năm ngoái do tình hình kinh tế bất ổn và sản xuất thủy điện mạnh mẽ. 

Trên hết, hơn 2.000 chính sách khí hậu và năng lượng ở các quốc gia trên thế giới chịu một phần trách nhiệm đối với sự suy yếu của tăng trưởng phát thải trong thập niên qua. Trong số các hiệp định có liên quan nhất là Hiệp định Paris năm 2015, theo đó hầu hết các chính phủ trên thế giới cam kết cắt giảm lượng khí thải để duy trì sự ấm lên toàn cầu dưới 2°C vào cuối thế kỷ này.

Có một nguy cơ là mức giảm mạnh trong năm nay chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ước tính CO₂ toàn cầu hàng ngày do 4 trung tâm nghiên cứu điều hành cho thấy lượng khí thải công nghiệp từ Trung Quốc và Brazil đã thu thập đủ trong tháng 10 để bù đắp lượng giảm ở các nước khác trong thời gian đó. 

Trong quá khứ, sự sụt giảm về lượng khí thải do các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra sau đó là sự phục hồi khi các hoạt động được cải thiện. Giáo sư khoa học về biến đổi khí hậu của Hiệp hội Hoàng gia Corinne Le Quéré tại Đại học East Anglia cho biết: “Vào cuối năm 2020, điều rõ ràng là lượng khí thải đang tăng trở lại mức 2019. Nhưng còn hơi sớm để nói rằng sự phục hồi sẽ lớn như thế nào vào năm 2021”.

Có thể bạn quan tâm:

Thế giới đang giảm gấp đôi nhiên liệu hóa thạch bất chấp khủng hoảng khí hậu


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới