Hủy
Trách nhiệm với cộng đồng

Hơn 40 y, bác sĩ Việt Nam phối hợp cứu sống sản phụ Campuchia

Quyên Nhi Thứ Tư | 10/01/2024 15:29

FV tổ chức nhiều cuộc hội chẩn liên chuyên khoa trong quá trình điều trị cho chị Setina. Ảnh: FV.

Các bác sĩ Bệnh viện FV nỗ lực trong hơn 1 tháng trời giành giật sự sống cho một sản phụ người Campuchia bị chảy máu không ngừng sau khi sinh.
 

Sản phụ nguy kịch vì máu chảy ồ ạt không ngừng sau sinh 

Chhun Setina (36 tuổi) sau khi sinh con lần 3 tại bệnh viện tại quê nhà Campuchia thì bị biến chứng chảy máu không ngừng. Các bác sĩ Campuchia đã mổ tới 2 lần, trong đó phải cắt bỏ tử cung của bệnh nhân, để xử lý vết chảy máu nhưng thất bại. 

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm một bệnh viện tại Việt Nam để cứu sống chị Setina, chồng chị - anh Muth Sothya (38 tuổi) và các bác sĩ Campuchia đã kết nối và được với Bệnh viện FV đồng ý tiếp nhận chị. Các bác sĩ Campuchia đã dùng 2 miếng gạc lớn (chừng 20 cm) nhét vào bụng bệnh nhân để cầm máu, khâu vết mổ lại rồi tức tốc chuyển chị sang Việt Nam. 

Ngày 21/10/2023, ekip của bác sĩ Lê Đức Tuấn của Bệnh viện FV tiến hành mổ gấp để lấy gạc ra. Ekip còn phát hiện tổn thương động mạch thượng vị dưới bên trái của chị chưa được xử lý tốt, nên đã cầm máu thật kỹ càng cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật không có bất cứ sai sót nào. Tuy nhiên sau đó máu vẫn rỉ rả chảy tiếp.

Các bác sĩ quyết định chuyển sang phương án can thiệp mạch, nhằm làm tắc các nhánh tổn thương của động mạch thượng vị dưới ở vùng bụng bệnh nhân để ngăn chảy máu. Tuy vậy 12 giờ sau, máu tiếp tục chảy. 

Nghi ngờ bệnh nhân bị một dạng bệnh về rối loạn đông máu, nên FV một số xét nghiệm chuyên biệt về huyết học cho chị. Theo xét nghiệm, “yếu tố VIII” trong máu của bệnh nhân rất thấp, đồng thời xuất hiện chất ức chế của “yếu tố VIII”, điều này chứng Hemophilia mắc phải (Acquired Homophilia). Hemophilia là một bệnh lý có tính chất di truyền, gặp chủ yếu ở nam giới. Ở sản phụ này, quá trình thai sản có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh Hemophilia mắc phải, nhưng vẫn cần sàng lọc các nguyên nhân khác.

Để điều trị, bác sĩ FV cho rằng cần sử dụng tính chất bắc cầu thông qua một yếu tố khác là “yếu tố VII”. Tuy nhiên khó khăn là “yếu tố VII” rất đắt và hiếm, chỉ một số ít bệnh viện có thuốc dự phòng. Đội ngũ khoa Dược FV liên hệ với tất cả bệnh viện trong thành phố, nhanh chóng tìm được 4 đơn vị “yếu tố VII” để truyền cho bệnh nhân. Sau khi được tiêm 4 lọ “yếu tố VII” nhỏ xíu, hiện tượng chảy máu của bệnh nhân lập tức ngưng lại. 

Huy động mọi nguồn lực của bệnh viện để giành giật sự sống cho bệnh nhân

Do mổ đi mổ lại nhiều lần nên bệnh nhân bị suy kiệt, sốc nhiễm trùng nặng và tổn thương các cơ quan nội tạng, sốt kéo dài âm ỉ trong vòng 3 tuần liền. Các cuộc hội chẩn sau đó tập trung điều trị nhiễm trùng và dinh dưỡng để tăng cường đề kháng cho bệnh nhân. Tình hình bệnh nhân tiến triển tốt dần lên trong niềm vui mừng của toàn bộ ekip. 

Anh Muth Sothya cảm ơn bác sĩ Tuấn và ekip bệnh viện FV đã cứu sống vợ mình. Ảnh: FV.
Anh Muth Sothya cảm ơn bác sĩ Tuấn và ekip bệnh viện FV đã cứu sống vợ mình. Ảnh: FV.

Ngày 23/11/2023, bác sĩ Tuấn thăm khám cho bệnh nhân, sức khỏe của chị Setina đã hồi phục rất tốt, có thể xuất viện.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới