Tìm giải pháp năng lượng bền vững cho quá trình phát triển đô thị thông minh
Bình Dương đặt nhiều mục tiêu cho đô thị thông minh.
Diễn đàn Phát triển Bền vững Đô thị Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Xây dựng tổ chức từ ngày 16/6 đến 17/6. Sự kiện thu hút hơn 2.400 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.
Với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh”, quy mô của Diễn đàn bao gồm các hoạt động: Một phiên diễn đàn cấp cao được chủ trì bởi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chuỗi 4 phiên hội thảo chuyên đề.
Phiên toàn thể tập trung đi sâu phân tích và làm rõ định hướng chiến lược đô thị hóa, phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về hoàn thiện thể chế chính sách và hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ; kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực quản trị đô thị; phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững, thích ứng tại Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.
Chuỗi hội thảo chuyên đề tập trung vào 4 chủ đề chính, bao gồm: Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế; gắn kết đồng bộ, hiệu quả tái thiết đô thị, chuyển đổi số gắn với tầm nhìn phát triển đô thị bền vững; hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững; phát triển các mô hình đô thị mới, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế khu vực đô thị...
Sau 7 năm kể từ khi 200 quốc gia tham gia Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đã và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết về cắt giảm khí nhà kính, thúc đẩy mục tiêu giảm mức phát thải ròng phải bằng 0 vào năm 2050. Tổng tiêu thụ năng lượng đầu cuối có vai trò quan trọng trong việc khống chế mức nóng lên của trái đất dưới 1,5 độ C. Để đạt được điều này, các nước đã tiến hành chuyển đổi năng lượng bằng cách sản xuất nhiều năng lượng tái tạo hơn, triển khai nhiều ứng dụng điện khí hóa và hydro (hydro xanh) hơn.
Theo đó, từ năm 2018 đến 2050, tỉ trọng sản xuất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên từ 25% đến 90%, và tỷ trọng năng lượng tái tạo để sưởi ấm tập trung sẽ tăng từ 9% lên 90%. Đến năm 2050, 66% hydro sẽ đến từ năng lượng tái tạo. Trong điện khí hóa, tỷ trọng điện năng tiêu thụ sẽ tăng từ 21% năm 2018 lên 51% năm 2050. Về ứng dụng hydro trên quy mô lớn, hydro trong tiêu thụ năng lượng sẽ tăng từ 0 đến 12% vào năm 2050 (không bao gồm hydro công nghiệp được tiêu thụ làm nguyên liệu thô), trong đó 66% sẽ là hydro xanh.
Ông Lê Nho Thông, Phó Giám đốc kinh doanh Công nghệ năng lượng số của Huawei Việt Nam, cho biết, chiến lược của Huawei Digital Power là tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn, ứng dụng trong việc hỗ trợ các khu đô thị chuyển đổi số bền vững với giao thông thông minh, xe điện, tòa nhà xanh… và nâng cấp mục tiêu đô thị carbon thấp lên “0 carbon”.
Huawei luôn dành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, với ngân sách hàng năm lên tới 10-15% doanh thu của Yập đoàn. Giá trị đầu tư của Huawei vào R&D năm 2011 đạt 3,6 tỷ USD, đến năm 2020 đã vượt 20 tỷ USD. Trong đó, Huawei Digital Power được đầu tư mạnh mẽ, chiếm đến 60% ngân sách R&D với hơn 6.000 chuyên gia nghiên cứu làm việc tại 12 trung tâm R&D của Huawei trên toàn cầu.
Ông Thông cũng cho biết thêm, tính đến ngày 30/6/2021, Huawei Digital Power đã tạo ra 403.4 tỉ kWh năng lượng xanh, tiết kiệm 12.4 tỉ kWh điện năng, giảm phát thải 200 triệu tấn khí carbon - tương đương trồng 270 triệu cây xanh.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ