Từ nhà thông minh đến ngôi nhà Net Zero
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển nhà thông minh phải kể đến Schneider Electric - chuyên gia hàng đầu với mô hình nhà thông minh Wiser.
Hằng năm, hộ gia đình tại Việt Nam đóng góp 1/5 tổng lượng phát thải khí nhà kính, tương đương 535 triệu tấn CO2. Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã sớm đưa ra cam kết đưa phát thải ròng về 0 (netzero) vào năm 2050 tại COP26. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của ngôi nhà Net Zero là yêu cầu tất yếu trong việc giảm đáng kể lượng phát thải. Nhà thông minh là bước đệm quan trọng để tiến tới nhà Net Zero.
Nhà thông minh: Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, các hộ gia đình sử dụng nhà thông minh có thể tiết kiệm trung bình 10-20% lượng điện tiêu thụ, tương đương với việc giảm phát thải khí nhà kính từ 1 đến 2 tấn CO2 mỗi năm. Nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị thiết bị điện tử thông minh, có khả năng kết nối và tự động hóa các hoạt động trong nhà, giúp người dùng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường an ninh.
Một số giải pháp giúp giảm phát thải hộ gia đình từ nhà thông minh: tự động tắt thiết bị điện khi không sử dụng, điều hoà nhiệt độ trong nhà phù hợp với thời tiết, lập lịch trình sử dụng các thiết bị điện, và sử dụng năng lượng tái tạo. Nguồn: Schneider Electric. |
Tiên phong trong lĩnh vực phát triển nhà thông minh phải kể đến Schneider Electric, chuyên gia hàng đầu với mô hình nhà thông minh Wiser. Đơn cử như hệ thống đèn thông minh Wiser có khả năng giảm tới 50% lượng điện tiêu thụ bằng cách tự động tắt khi không không sử dụng. Hệ thống điều hòa thông minh Wiser Air tự động điều chỉnh nhiệt độ trong nhà phù hợp với thời tiết, giúp giảm 30% điện năng. Hay hệ thống công tắc thông minh Wiser Switch có thể được lập lịch trình để tự động bật/tắt các thiết bị điện, giúp người dùng kiểm soát việc sử dụng điện một cách hiệu quả. Tất cả thiết bị được kết nối với nguồn năng lượng tái tạo, giúp tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Mô hình nhà thông minh Wiser từ Schneider Electric cho phép người dùng giám sát và điều khiển việc sử dụng năng lượng thông qua công nghệ thông minh. Nguồn: Schneider Electric. |
Nhà ở Net Zero: Xu hướng của tương lai
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của con người về nơi ở cũng bắt đầu thay đổi. “Đây là lúc nhà thông minh và bền vững xuất hiện”, ông Nguyễn Cao Trí, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric tại Việt Nam và Cambodia chia sẻ. Tại Việt Nam, cùng với mục tiêu Net Zero của Chính phủ, sự bùng nổ của công nghệ IoT đã thúc đẩy nhu cầu nhà thông minh. Theo báo cáo của Statista, doanh thu thị trường nhà thông minh Việt Nam năm 2022 ước tính đạt khoảng 232,3 triệu USD. Tổng doanh thu thị trường vào năm 2027 được dự báo đạt 460,1 triệu USD với tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR là 12,51%. Theo Navigant Research, số lượng ngôi nhà Net Zero sẽ tăng ở tốc độ 28% mỗi năm, từ mức 57.800 hộ trong năm 2019 lên mức 534.5000 hộ vào năm 2028.
Cùng với tiêu chuẩn Matter cho phép các thiết bị hoạt động trên các nền tảng nhà thông minh có thể kết nối với nhau, việc mạng 5G ngày càng phổ biến cũng sẽ là chất xúc tác thúc đẩy thị trường nhà thông minh phát triển hơn trong những năm tới. Nhà thông minh cho gia đình cơ hội để điều chỉnh nhu cầu năng lượng trong khi đảm bảo các thiết bị tiêu tốn năng lượng, bao gồm ô tô điện/ xe máy điện, không sạc cùng một lúc và được sạc với dung lượng không vượt quá giới hạn của hợp đồng tiện ích hay khiến bạn phải chi trả quá nhiều cho hóa đơn.
Ông Nguyễn Cao Trí, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric tại Việt Nam và Cambodia. Nguồn: Schneider Electric. |
Ông Nguyễn Cao Trí, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric tại Việt Nam và Cambodia chia sẻ: “Nhà thông minh sẽ được cung cấp thêm thông tin về mức tiêu thụ năng lượng theo từng phòng và lượng khí thải carbon. Điều này giúp chủ nhà giảm mức sử dụng mà không ảnh hưởng đến lối sống, từ đó gần hơn với ngôi nhà bền vững”.
“Công nghệ Nhà thông minh có thể tính toán thời gian, biểu giá tốt nhất cho các nhu cầu năng lượng của ngôi nhà thông qua sức mạnh từ dữ liệu, AI và biểu giá do nhà cung cấp năng lượng cung cấp, Đồng thời cũng biến nhà ở của chúng ta từ nơi gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu thành nơi đóng góp vào sự cân bằng về phát thải ròng”, Ông Cao Trí chia sẻ thêm.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
An Hạ
-
Việt Phong (Tổng hợp)